Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ Là Gì? Hồ Sơ Và Thủ Tục ra Sao?

Xuất nhập khẩu tại chỗ ngày càng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên lựa chọn bên cạnh hình thức truyền thống. Bởi vì hình thức này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn có thể tăng thêm tính linh hoạt và hiệu suất khi quản lý chuỗi cung ứng. Vậy hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ là gì? Cùng Xuân Trường Global tìm hiểu chi tiết về lợi ích cũng như các quy định về hồ sơ và thủ tục mà các doanh nghiệp cần tuân thủ khi lựa chọn loại hình này.

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất nhằm phục vụ cho một thương nhân nước ngoài, nhưng toàn bộ số hàng sẽ được vận chuyển tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài đó, thông thường là ở khu phi thuế quan. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Như vậy, để thực hiện mô hình này cần đáp ứng được 3 yếu tố:

  • Xuất khẩu (bán hàng) cho thương nhân là người nước ngoài.
  • Địa điểm giao hàng ở tại Việt Nam.
  • Thông tin doanh nghiệp nhận hàng do thương nhân nước ngoài cung cấp.
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì

Lợi ích khi lựa chọn xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Hình thức xuất nhập khẩu này không thực hiện việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Khi áp dụng mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như:

  • Tiết kiệm khá nhiều chi phí vận chuyển và phụ phí phát sinh khác khi làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.
  • Vì không phải là hình thức vận chuyển quốc tế nên tiết kiệm thời gian vận chuyển, hàng hóa được đảm bảo an toàn, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.
  • Doanh nghiệp lựa chọn hình thức này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất.
  • Hạn chế được nhiều rủi ro khác trong quá trình xuất nhập khẩu và không phải tốn nhiều chi phí cho việc bảo hiểm hàng hóa.
Xuất nhập khẩu tại chỗ giúp tiết kiệm chi phí
Xuất nhập khẩu tại chỗ giúp tiết kiệm chi phí

Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức tại chỗ

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm:

  • Sản phẩm gia công; nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với doanh nghiệp nội địa.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với cá nhân, tổ chức nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam và được người mua bán nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng với một doanh nghiệp khác ở Việt Nam.
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là gì
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là gì

Hồ sơ hải quan của thủ tục xuất khẩu nhập khẩu theo hình thức tại chỗ

Hồ sơ hải quan phải được lập theo đúng quy định của pháp luật và thường bao gồm các chứng từ theo Điều 16, Khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC và Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Cụ thể bao gồm:

  • Đăng ký thông tin VNACCS với Tổng Cục Hải quan để được phục vụ khai báo hải quan điện tử. Với những doanh nghiệp lần đầu thực hiện khai báo thì phải chủ động liên hệ với bên bán chữ ký số để nhờ hỗ trợ đăng ký. Theo đó, thời gian kích hoạt tài khoản là 24 tiếng kể từ khi đăng ký thành công.
  • Tờ khai hải quan cho hàng hóa tại chỗ
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Giấy phép xuất khẩu
  • Hợp đồng uỷ thác
  • Chứng từ chứng minh cá nhân, tổ chức đủ điều kiện xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật
  • Vận đơn hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương
  • Hóa đơn giá trị gia tăng thuế xuất 0% do doanh nghiệp xuất khẩu lập
  • Chứng từ khác có liên quan khác nếu cần thiết tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Hồ sơ hải quan của thủ tục xuất khẩu nhập khẩu theo hình thức tại chỗ
Hồ sơ hải quan của thủ tục xuất khẩu nhập khẩu theo hình thức tại chỗ

Quy trình thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Hình thức này có nhiều ưu điểm so với xuất nhập khẩu theo phương thức truyền thống. Do đó, thủ tục hải quan liên quan đến loại hình này cũng có một số điểm khác biệt so với thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường. Dưới đây, Xuân Trường Global sẽ cập nhật chi tiết về trình tự thực hiện thủ tục hải quan cho hình thức này

Căn cứ pháp lý về thủ tục

  • Căn cứ theo Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
  • Căn cứ theo Khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan;
  • Căn cứ theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định chi tiết về thủ tục hải quan; giám sát, kiểm tra hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu.

Thời hạn thực hiện thủ tục

Căn cứ theo khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi lại tại Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định chi tiết về thời hạn làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ là trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hoá xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

Quy trình thủ tục hải quan
Quy trình thủ tục hải quan

Thủ tục thực hiện

Các thủ tục sẽ phân ra công việc của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và Chi cục hải quan. Doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình thủ tục hải quan đối với loại hình này như sau:

Đối với đơn vị xuất khẩu:

Bước 1: Kê khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó nhập thông tin rõ ràng vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”. Đây là mã địa điểm của Chi cục Hải quan thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu.

Bước 2: Tiến hành các thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Bước 3: Chuyển giao hàng hóa cho đơn vị nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã thông quan thành công.

Đối với đơn vị nhập khẩu:

Bước 1: Kê khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo quy định, trong đó có ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ trong ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” tại tờ khai hải quan giấy.

Bước 2: Sau khi khai báo tờ khai theo quy định, đơn vị sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

Bước 1: Theo dõi các tờ khai hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan để tiến hành thực hiện các thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Bước 2: Tiếp nhận thông tin, kiểm tra các thủ tục theo kết quả phân luồng của Hệ thống.

Bước 3: Với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo mô hình này sẽ tuân theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng cơ quan Hải quan cần tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa đã qua thông quan.

Xuân Trường Global – Là công ty xuất nhập khẩu hàng đầu

Xuân Trường là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh nhập hàng từ Trung Quốc chính ngạch, chúng tôi cung cấp đa dạng giải pháp vận tải, đáp ứng mọi nhu cầu giao – nhận hàng hóa của các cá nhân/doanh nghiệp.

Đồng thời, Xuân Trường còn sở hữu đội ngũ chuyên gia, nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, am hiểu các quy định về xuất nhập khẩu. Các nhân viên của chúng tôi luôn được đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn nhằm hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL