Trường hợp Đưa Hàng Về Bảo Quản? Những Điểm Cần Lưu Ý

Các trường hợp được đưa hàng về bảo quản và những điểm cần lưu ý

Đưa hàng về bảo quản là một bước quan trọng trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, Xuân Trường Global sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến đưa hàng về bảo quản để bạn có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Trường hợp đưa hàng về bảo quản và những điểm cần lưu ý.
Trường hợp đưa hàng về bảo quản và những điểm cần lưu ý.

1. Các trường hợp đưa hàng về bảo quản

Các trường hợp đưa hàng về kho bảo quản được quy định trong Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:

Hàng hóa doanh nghiệp ưu tiên

Hàng của doanh nghiệp ưu tiên được đưa về kho bảo quản quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính về doanh nghiệp ưu tiên.

“Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp được đưa hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp pháp luật kiểm tra chuyên ngành có quy định hàng hóa phải kiểm tra tại cửa khẩu. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu thì được ưu tiên kiểm tra trước” (Điều 9 Nghị định 08/2015/NĐ-CP)

Về điều kiện trở thành doanh nghiệp ưu tiên, có thể tham khảo tại Thông tư 72/2015/TT-BTC

Hàng hóa phải kiểm dịch

Kiểm dịch được tiến hành thực hiện tại cửa khẩu. Nếu cơ quan kiểm dịch cho phép mang về các địa điểm kiểm dịch nội địa theo quy định để kiểm dịch thì tiến hành quản lý, giám sát hải quan như sau:

  • Cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật) hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch.
  • Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa tại địa điểm kiểm dịch đến khi có kết luận hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu mới được đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng.
  • Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng cạn, kho ngoại quan hoặc địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính, trừ những trường hợp sau đây:

Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chỉ định đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra theo pháp luật về KTCN:

– Người khai hải quan gửi đề nghị đưa hàng về địa điểm kiểm tra theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-CP và gửi kèm 01 bản chụp Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải gửi chứng từ này cho cơ quan hải quan.

Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-CP và gửi kèm 01 bản chụp Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.

– Trong thời gian 01 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan gửi qua Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm kiểm tra chuyên ngành trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan.

Trường hợp đưa hàng về địa điểm bảo quản hàng hóa của người khai hải quan theo đề nghị của người khai hải quan:

Người khai hải quan gửi hồ sơ đề nghị đưa hàng về bảo quản cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông qua Hệ thống, bao gồm:

– Đề nghị đưa hàng về bảo quản theo các tiêu chí quy định

– Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chụp.

– Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp lấy mẫu tại cửa khẩu: 01 bản chụp.

– Tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản là kho bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

Trong thời gian 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan về việc đưa hàng về bảo quản được người khai hải quan gửi qua Hệ thống, nếu người khai hải quan không thuộc diện doanh nghiệp không được phép đưa hàng về bảo quản theo quy định tại khoản 6 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm bảo quản trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng 

Thì thực hiện thủ tục đưa hàng về bảo quản như đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch quy định tại khoản 2 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC

2. Kiểm tra việc bảo quản hàng hóa

Trách nhiệm của người khai hải quan

– Địa điểm đưa hàng về bảo quản có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh

– Nộp hồ sơ xin đưa hàng về bảo quản cho cơ quan hải quan

– Bảo quản nguyên trạng hàng hóa

– Phải thông báo về hàng hóa đã đến đích cho cơ quan hải quan

– Hết thời hạn đăng ký mà hàng hóa chưa về địa điểm thì cơ quan hải quan không cho đưa hàng về bảo quản cho các lô tiếp theo

– Đưa hàng hóa vào lắp ráp để kiểm tra chuyên ngành phải thông báo cơ quan hải quan giám sát

– Nộp kết quả KTCN trong 30 ngày 

Trách nhiệm của cơ quan hải quan

– Công chức kiểm tra điều kiện đưa hàng về bảo quản->Đề xuất->Chi cục trưởng phê duyệt

– Kiểm tra, xác nhận địa điểm đưa hàng về bảo quản

– Kiểm tra việc bảo quản hàng hóa trong các trường hợp:

+ Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản nhưng chưa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành và cơ quan kiểm tra chuyên ngành không có văn bản xác nhận kéo dài thời gian kiểm tra. Trong thời gian chờ kiểm tra, xử lý, người khai hải quan không được đưa về bảo quản đối với các lô hàng tiếp theo.

+ Có thông tin về việc lô hàng nhập khẩu không được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật hoặc không đưa về địa điểm bảo quản theo thời hạn đã đăng ký.

+ Địa điểm bảo quản đã đăng ký chưa được cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và xác nhận địa điểm kiểm tra đảm bảo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

3. Các trường hợp không được đưa về bảo quản

Nếu vi phạm quy định đưa hàng về bảo quản, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, người khai hải quan không được tiếp tục mang hàng hóa về bảo quản:

  • Trong thời gian 01 năm kể từ ngày bị cơ quan hải quan lập Biên bản vi phạm về hành vi không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa; bảo quản hàng hóa không đúng địa điểm đăng ký với cơ quan hải quan; kho bãi lưu giữ hàng hóa không đảm bảo quy định.
  • Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành.

Trường hợp doanh nghiệp không được đưa hàng về bảo quản nhưng cơ quan kiểm tra chuyên ngành chỉ định thì được phép thực hiện.

4. Giám sát lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành

  • Cơ quan kiểm tra chuyên ngành trực tiếp lấy mẫu và lập biên bản
  • Người khai hải quan thông báo việc lấy mẫu cho cơ quan hải quan
  • Cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa giám sát việc lấy mẫu trên cơ sở quản lý rủi ro
  • Hàng hóa lấy mẫu tại cửa khẩu và phải kiểm tra thực tế  CQHQ thực hiện kiểm tra hàng hóa cùng thời điểm lấy mẫu của CQ chuyên ngành

Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam

Trên đây là toàn bộ nội dung về Đưa hàng về bảo quản. Hy vọng những thông tin bài viết đã giúp bạn hiểu được các nội dung về đưa hàng về bảo quản và những điểm cần lưu ý, qua đó sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa.

Xuân Trường Global - Vận chuyển hàng Trung Quốc
Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc

Xuân Trường Global đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL