Để nhập khẩu vải may mặc Trung Quốc về Việt Nam, bạn cần nắm rõ quy trình và thủ tục cụ thể. Tìm hiểu về mã HS, yêu cầu và điều kiện nhập khẩu, cũng như các bước thực hiện. Hãy cùng Xuân Trường Global tìm hiểu thủ tục nhập khẩu vải may mặc Trung Quốc về Việt Nam để hiểu rõ hơn các quy trình và thủ tục nhập khẩu nhé!
Các quy định nhập khẩu vải may mặc Trung Quốc về Việt Nam

Mã HS của vải may mặc

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
Đối với vải may mặc thì sẽ chia ra làm nhiều loại, vải polyestes, vải 100% cotton, vải thun, dệt kim hay dệt thoi… Tương ứng với mỗi loại vải là một mã Hs riêng biệt, nằm chủ yếu ở Chương 50-60 Biểu thuế XNK 2023.
Một số mã HS thường được áp dụng cho việc nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc về Việt Nam:
Biểu thuế chương 50
Mã hàng | Mô tả hàng hóa | Thuế NK thông thường | Thuế NK ưu đãi | VAT | ACFTA |
Chương 50 | |||||
TƠ TẰM | |||||
50010000 | Kén tằm phù hợp dùng làm tơ. | 7,5 | 5 | *,5 | 0 |
50020000 | Tơ tằm thô (chưa xe). | 7,5 | 5 | *,5 | 0 |
50030000 | Tơ tằm phế phẩm (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế). | 15 | 10 | 5 | 0 |
50040000 | Sợi tơ tằm (trừ sợi kéo từ phế liệu tơ tằm) chưa đóng gói để bán lẻ. | 7,5 | 5 | 10 | 0 |
50050000 | Sợi kéo từ phế liệu tơ tằm, chưa đóng gói để bán lẻ. | 15 | 10 | 5 | 0 |
50060000 | Sợi tơ tằm và sợi kéo từ phế liệu tơ tằm, đã đóng gói để bán lẻ; ruột con tằm. | 15 | 10 | 5 | 0 |
5007 | Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm. |
Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc
Tại Chương 60 của Biểu thuế, mã HS của vải cây được chia theo những mã sau:
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
6001 | Vải có tạo vòng lông, kể cả các loại vải “vòng lông dài” và vải khăn lông, dệt kim hoặc móc. |
6002 | Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ loại thuộc nhóm 60.01. |
6003 | Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, trừ loại thuộc nhóm 60.01 hoặc 60.02. |
6004 | Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng hơn 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ các loại thuộc nhóm 60.01. |
6005 | Vải dệt kim đan dọc (kể cả các loại làm trên máy dệt kim dệt dải trang trí), trừ loại thuộc các nhóm 60.01 đến 60.04. |
6006 | Vải dệt kim hoặc móc khác. |
Thuế nhập khẩu vải may mặc Trung Quốc
Để nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp 3 loại thuế sau:
- Thuế VAT của vải may mặc thường là từ 5-10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc hiện hành là 5% – 20% tùy HS
- Thuế ưu đãi đặc biệt.
Bộ hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam

Thông thường, Doanh Nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây khi đăng ký Giấy phép nhập khẩu:
- Contract (hợp đồng);
- Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);
- Bill of Lading (vận đơn);
- C/O form E (Cấp bởi xưởng sản xuất Trung Quốc);
Tuy vậy cần lưu ý với khách hàng. Khi nhập khẩu vải may mặc cần phải khi chi tiết và chính xác nhất thông tin mặt hàng:
- Tên hàng
- Thành phần chất liệu: bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì….
- Công nghệ dệt: (dệt thoi, dệt kim, hay không dệt…)
- Công dụng làm gì: may mặc, rèm cửa, lau nhà….
- Khổ vải: chiều dài, chiều rộng, trọng lượng
- Mật độ sợi hoặc định lượng
Nhãn dán cho vải nhập khẩu

Vải may mặc từ Trung Quốc được đóng gói và nhãn mác tuân theo các quy định và tiêu chuẩn của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Thông thường, quy trình đóng gói và nhãn mác vải may mặc bao gồm các yếu tố sau:
Lưu ý
- Quy định về đóng gói và nhãn mác có thể thay đổi theo thời gian và các quy định hiện hành. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu cần liên tục cập nhật và tuân thủ các quy định mới nhất để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh xảy ra vấn đề về hải quan hoặc kiểm tra chất lượng hàng hóa.
- Trong quá trình nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng cần tham khảo và tuân thủ các quy định về ghi nhãn và chứng chỉ để đảm bảo rằng hàng hóa được nhận diện và phân loại chính xác. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong hoạt động nhập khẩu.
Một số lưu ý quan trọng khi nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc về Việt Nam

Kiểm tra quy định pháp lý
Xác định mã HS
Chứng từ và giấy tờ liên quan
Kiểm tra chất lượng và xuất xứ
Tuân thủ quy định an toàn và chất lượng
Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam
Hy vọng những thông tin bài viết trên đã giúp bạn hiểu được các quy định, thủ tục nhập khẩu vải may mặc Trung Quốc về Việt Nam. Qua đó sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa.

Xuân Trường Global đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL
- Địa chỉ: 467 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Đường dây nóng: 0981.330.303 – 0929.3333.04
- Website: xuantruongglobal.vn
Bài viết liên quan