Bạn đang quan tâm đến việc nhập khẩu thép các loại về Việt Nam? Bạn muốn tìm hiểu các chính sách liên quan và thuế nhập khẩu về mặt hàng thép là bao nhiêu? Liệu có ưu đãi về mức thuế suất nào không? Quy trình, thủ tục nhập như thế nào?
Trong bài viết ngày hôm nay, với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu Xuân Trường Global sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến thủ tục và thuế nhập khẩu các mặt hàng thép mới nhất hiện nay.
1. Mã số HS và mức thuế suất nhập khẩu thép các loại
Tra cứu mã số HS là công việc phải làm đầu tiên trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào, kể cả thép. Một khi đã xác định được mã số HS của thép thì chúng ta sẽ có thể xác định được mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo các hiệp định, thuế VAT và các chính sách nhập khẩu.
Mã HS code của thép các loại
Thép các loại có mã HS thuộc Chương 72: Sắt và thép và Chương 73: Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép (Theo biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024.
Các loại thuế nhập khẩu cần nộp
Dựa theo bảng mô tả mã HS của mặt hàng thép trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 và theo các chính sách hiện hành liên quan đến nhập khẩu mặt hàng thép. Dưới đây là các loại thuế mà khi nhập khẩu mặt hàng thép mà doanh nghiệp bạn cần nộp:
- Thuế nhập khẩu tùy thuộc vào các loại thép khác nhau và theo các hiệp định tự do mà mỗi loại sẽ có mức thuế nhập khẩu khác nhau.
- Thuế giá trị gia tăng 8% hoặc 10%
- Thuế chống bán phá giá theo quy định tại 1656/QĐ-BCT ngày 29/4/2016 của Bộ Công thương đối với một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội dạng cuộn hoặc dạng tấm nhập từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
- Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30/3/2017.
- Thuế tự vệ theo quy định tại Quyết định 2968/QĐ-BCT ngày 18/07/2016, công văn 10704/BCT-QLCT và 1099/BCT-QLCT ngày 14/2/2017, Quyết định 691/QĐ-BCT ngày 21/3/2023 đối với hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu.
- Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc theo Quyết định số 957/QĐ-BCT ngày 21/03/2017.
- Thuế chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quy định tại Quyết định số 2290/QĐ-BCT ngày 21/12/2020
2. Chính sách nhập khẩu thép
Các văn bản quy định chính sách và thủ tục nhập khẩu mặt hàng thép các loại có liên quan:
- Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015
- Quyết định 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
- Thông tư 18/2017/TT-BCT ngày 21/9/2017
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương
- Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/3/2019
- Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020
- Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT ngày 28/8/2017
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017
- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/06/2017
Dựa vào những văn bản trên, dễ dàng thấy thép không thuộc danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Do đó, khi nhập khẩu thì sẽ làm thủ tục nhập khẩu thông thường.
Đối với hàng đã qua sử dụng thì phải nhập dưới dạng phế liệu, muốn nhập thì phải có giấy phép.
Nếu mã HS của mặt hàng thép thuộc vào phụ lục II, phụ lục III theo thông tư liên tịch 58/2015 và thuộc hàng hóa nhóm 2 theo quyết định 2711/QĐ-BKHCN thì phải kiểm tra chất lượng mặt hàng thép khi nhập khẩu.
Dưới đây là danh sách các sản phẩm thép phải kiểm tra chất lượng theo thông tư liên tịch:
Mã HS |
Mô tả hàng hóa |
Phụ lục II |
|
7206 | Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc nhóm 72.03) |
7207 | Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm |
7208 | Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng. |
7209 | Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng. |
7210 | Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng. |
7212 | Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng |
7213 | Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng. |
7214 | Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán. |
7215 | Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác. |
7216 | Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình. |
7217 | Dây của sắt hoặc thép không hợp kim. |
7219 | Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. |
7220 | Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. |
7224 | Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác. |
7225 | Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. |
7226 | Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. |
7227 | Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều. |
7228 | Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim. |
7229 | Dây thép hợp kim khác |
7306 | Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự) |
Phụ lục III |
|
7207 | Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm |
7210 | Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng |
7224 | Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác. |
7225 | Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. |
7226 | Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. |
7306 | Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt
hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự) |
3. Quy định về dán nhãn khi nhập khẩu thép
Việc dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích để cơ quan chức năng quản lý được hàng hoá, xác định xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hoá. Do vậy các mặt hàng thép khi nhập khẩu cũng cần phải dán nhãn hàng hóa.
Nội dung cần có trên nhãn hàng hóa
Những nội dung cần có trên nhãn khi nhập khẩu thép theo quy định Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 09/12/2021:
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa
- Thông tin người xuất khẩu (tên và địa chỉ công ty)
- Thông tin người nhập khẩu (tên và địa chỉ công ty)
- Xuất xứ hàng
Vị trí dán nhãn ở trên hàng hóa
Nội dung trên nhãn dán đã xong, vậy bạn sẽ dán nhãn này ở vị trí nào trên thùng hàng? Câu trả lời là bạn phải gắn nhãn hàng hóa lên các bề mặt của kiện hàng như: trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt chú ý phải dán nhãn ở khu vực dễ nhìn thấy và kiểm tra giúp tiết kiệm thời gian khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện.
Trong trường hợp dán nhãn phụ cho hàng hoá bán lẻ, thì nhãn phụ cần thêm một số thông tin như: Nhà sản xuất, định lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn..
Không dán nhãn hàng hóa có được không
Việc dán nhãn cho hàng hoá nhập khẩu là quy định bắt buộc chính vì vậy cũng sẽ có những mức phạt rõ ràng cho các doanh nghiệp nếu không thực hiện thủ tục trên. Những rủi ro mà các chủ doanh nghiệp có thể gặp phải là:
- Bị phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi;
- Hàng hóa bị thất lạc, hư hỏng do không có nhãn cảnh báo.
4. Bộ hồ sơ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu thép
Sau khi đã biết được chính sách nhập khẩu, mã HS và mức thuế, bạn hãy bắt tay vào việc chuẩn bị hồ sơ để thông quan hàng hóa một cách dễ dàng.
Bộ hồ sơ cơ bản của các mặt hàng nhập khẩu, kể các mặt hàng thép theo quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 gồm có:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán (Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu ( nếu mặt hàng thép nhập khẩu của bạn thuộc phụ lục II, phụ lục III theo thông tư liên tịch 58/2015 và thuộc hàng hóa nhóm 2 theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Mill test – Bảng chứng nhận thành phần thép (do nhà sản xuất cấp)
- Các chứng từ khác (nếu có)
5. Quy trình nhập khẩu thép
5.1 Quy trình kiểm tra chất lượng
Nếu mặt hàng thép của bạn thuộc thuộc phụ lục II, phụ lục III theo thông tư liên tịch 58/2015 và thuộc hàng hóa nhóm 2 theo quyết định 2711/QĐ-BKHCN thì trước tiên doanh nghiệp bạn phải làm kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Việc kiểm tra chất lượng mặt hàng thép khi nhập khẩu do bộ KHCN quản lý, quy định trong 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Dưới đây là quy trình kiểm tra chất lượng mặt hàng thép khi nhập khẩu vào Việt Nam:
Bước 1: Đăng ký thông tin trên hệ thống một cửa quốc gia
Để đăng ký được hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Thì điều đầu tiên là doanh nghiệp bạn phải có tài khoản trên trang một cửa quốc gia. Một khi có tài khoản thì có thể tiến hành nhập liệu và đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
Về hồ sơ đăng ký sẽ được quản lý bởi Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Mỗi địa phương sẽ có một chi cục đo lường quản lý riêng để tiện cho việc làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thép.
Bước 2: Lấy mẫu, kiểm tra chất lượng
Sau khi hồ sơ trên công thông tin một cửa quốc gia được chấp nhận. Doanh nghiệp bạn có thể liên hệ với đơn vị kiểm tra chất lượng để lấy mẫu và test mẫu. Lựa chọn đơn vị nào để test mẫu là tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn. Nhưng đơn vị test mẫu phải nằm trong danh sách được cho phép bởi bộ KHCN Tuy nhiên, vẫn phải đơn vị nằm trong danh sách đã được Bộ KHCN cho phép.
Bước 3. Nhận kết quả và đăng tải kết quả lên trang một cửa quốc gia
Sau khi đã có kết quả kiểm tra chất lượng, thì bạn có thể tải kết quả đó lên cổng thông tin một cửa quốc gia để hoàn thành thủ tục nhập khẩu thép các loại.
Kết quả này có thể do trung tâm kiểm tra tiến hành tải lên hoặc do doanh nghiệp của bạn dùng tài khoản của mình để tải lên.
5.2 Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu được quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2012/TT-BKHCN gồm các chứng từ như sau:
- Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (04 bản, theo Mẫu 1. ĐKKT – phần Phụ lục kèm theo Thông tư 27/2012/TT-BKHCN). Trong đó nêu rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu.
- Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có).
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Ảnh mẫu hàng hóa nộp cho cơ quan chứng nhận hợp quy hoặc bản mô tả hàng hóa;
- Bản sao hợp đồng (Contract), danh mục hàng hóa (Packing list) (nếu có).
- Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).
- Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).
5.3 Quy trình nhập khẩu thép
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thép cũng như các mặt hàng khác được quy định chi tiết trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, và sửa đổi, bổ sung trong Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Sau đây Xuân Trường Global xin tóm tắt các bước một cách ngắn gọn để bạn nắm được quy trình nhập khẩu thép các loại.
Bước 1: Khai và truyền tờ khai hải quan nhập khẩu thép
Khi bạn đã có đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu cần thiết để khai báo như: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ,…và đã xác định được mã HS code cho mặt hàng thép. Khi đó, bạn có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan quan phần mềm Ecus.
Tuy nhiên, việc này đòi hỏi người khai hải quan hàng nhập khẩu phải hiểu biết về quy trình nhập liệu trên phần mềm hải quan. Bạn không nên tự ý nhập khẩu khi chưa nắm vững công việc này, vì việc tự ý khai báo có thể gây ra những sai sót không thể sửa chữa sau này trên tờ khai hải quan. Điều này có thể dẫn đến mất nhiều chi phí, thời gian để khắc phục và làm chậm tiến độ giao hàng đến kho của bạn.
Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống của phần mềm sẽ tự động cấp số tờ khai nếu tất cả thông tin trên đó đều chính xác và đầy đủ.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu thép
Sau khi tờ khai được gửi đi, hệ thống sẽ trả kết quả của phân luồng tờ khai. Khi có luồng của tờ khai thì bạn sẽ cần in tờ khai và mang bộ hồ sơ chứng từ thép xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.
Việc mở tờ khai cần được thực hiện càng sớm càng tốt, muộn nhất là trong vòng 15 ngày tính từ ngày khai tờ khai. Nếu quá thời hạn này thì công ty của các bạn có thể phải đối mặt với các mức phí phạt từ cơ quan hải quan.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan nhập khẩu thép
Sau khi hoàn tất kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu thép, nếu đạt chuẩn theo quy định thì cán bộ hải quan sẽ cho thông quan tờ khai. Công ty của bạn sau đó sẽ cần tiến hành đóng các loại thuế nhập khẩu thép để tiến hành thông quan hàng hóa.
Ở một vài trường hợp, tờ khai sẽ được giải phóng để chuyển hàng về kho bảo quản trước. Khi đã bổ sung đầy đủ hồ sơ cần thiết, hải quan sẽ tiến hành thông quan tờ khai. Một khi tờ khai hải quan chưa được thông quan thì bạn cần phải làm các thủ tục để thông quan tờ khai. Nếu quá thời hạn thì doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối diện với các khoản phí phạt và sẽ mất nhiều thời gian.
Bước 4: Đưa lô hàng thép về kho bảo quản, sử dụng
Sau khi tờ khai được thông quan, bạn cần thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để có thể mang hàng của mình về kho bảo quản, chờ phân phối ra thị trường.
Lưu ý: Tất cả thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm được cung cấp và có thể thay đổi tùy theo các quy định hiện hành của chính phủ. Do đó, để cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục nhập khẩu các mặt hàng này, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp Xuân Trường Global. Thông tin liên hệ chúng tôi xin phép để ở cuối trang.
Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam
Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục nhập khẩu thép. Hy vọng những thông tin bài viết đã giúp bạn hiểu được các nội dung về thủ tục nhập khẩu thép về Việt Nam, cũng như mã số HS và các mức thuế suất nhập khẩu cần phải nộp, qua đó sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa.
Xuân Trường Global đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL
- Địa chỉ: 467 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0981.330.303 – 0929.3333.04
- Website: xuantruongglobal.vn
Bài viết liên quan