Bạn đang quan tâm đến việc nhập khẩu quạt trần để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn muốn tìm hiểu các chính sách liên quan và thuế nhập khẩu quạt trần hiện nay là bao nhiêu? Liệu có ưu đãi về mức thuế suất nào không? Quy trình, thủ tục nhập như thế nào?
Trong bài viết ngày hôm nay, với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu Xuân Trường Global sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến thủ tục và thuế nhập khẩu quạt trần mới nhất hiện nay.
1. Mã số HS và mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi quạt trần dân dụng
Tra cứu mã số HS là công việc phải làm đầu tiên trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào, kể cả quạt trần. Một khi đã xác định được mã số HS của quạt trần thì chúng ta sẽ có thể xác định được mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo các hiệp định, thuế VAT và các chính sách nhập khẩu.
Mã HS code của quạt trần
Quạt trần có mã HS nằm tại chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng (theo biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024).
Mã HS code quạt trần bạn có thể tham khảo là 84145199
Mã HS | Mô tả |
8414 | Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hoặc chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc; tủ an toàn sinh học kín khí, có hoặc không lắp bộ phận lọc |
– Quạt: | |
841451 | – – Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W: |
84145199 | – – – – Loại khác |
Các loại thuế nhập khẩu cần nộp
Các loại thuế cần nộp khi nhập khẩu quạt trần dân dụng.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi là 15% (nếu theo ACFTA)
- VAT là 8%
- Thuế nhập khẩu thông thường là 37,5%
2. Chính sách nhập khẩu quạt trần dân dụng
Dựa vào mã HS của quạt trần dân dụng đã xác định được ở trên (HS 84145199) thì khi nhập khẩu mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 BKHCN, và cần kiểm tra hiệu suất năng lượng:
- Kiểm tra chất lượng theo quy định Bộ Khoa học Công nghệ: Quạt điện dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không vượt quá 250 V đối với quạt điện một pha và 480 V đối với quạt điện khác, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125W. (2711/QĐ-BKHCN 2022)
- Kiểm tra hiệu suất năng lượng theo quy định Bộ Công thương: – Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125W (1182/QĐ-BCT-PL3).
Các văn bản quy định chính sách và thủ tục nhập quạt trần dân dụng có liên quan:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 09/12/2021.
- Quyết định 2711/QĐ-BKHCN 2022 ngày 30/12/2022.
- Quyết định 1182/QĐ-BCT-PL3 ngày 06/04/2021.
3. Quy định về dán nhãn khi nhập khẩu quạt trần dân dụng
Việc dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích để cơ quan chức năng quản lý được hàng hoá, xác định xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hoá. Do vậy quạt trần dân dụng khi nhập khẩu cũng cần phải dán nhãn hàng hóa.
Nội dung cần có trên nhãn hàng hóa
Những nội dung cần có trên nhãn khi nhập khẩu quạt theo quy định Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 09/12/2021:
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa
- Thông tin người xuất khẩu (tên và địa chỉ công ty)
- Thông tin người nhập khẩu (tên và địa chỉ công ty)
- Xuất xứ hàng
Vị trí dán nhãn ở trên hàng hóa
Nội dung trên nhãn dán đã xong, vậy bạn sẽ dán nhãn này ở vị trí nào trên thùng hàng? Câu trả lời là bạn phải gắn nhãn hàng hóa lên các bề mặt của kiện hàng như: trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt chú ý phải dán nhãn ở khu vực dễ nhìn thấy và kiểm tra giúp tiết kiệm thời gian khi làm thủ tục nhập khẩu quạt điện dân dụng.
Trong trường hợp dán nhãn phụ cho hàng hoá bán lẻ, thì nhãn phụ cần thêm một số thông tin như: Nhà sản xuất, định lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn..
Không dán nhãn hàng hóa có được không
Việc dán nhãn cho hàng hoá nhập khẩu là quy định bắt buộc chính vì vậy cũng sẽ có những mức phạt rõ ràng cho các doanh nghiệp nếu không thực hiện thủ tục trên. Những rủi ro mà các chủ doanh nghiệp có thể gặp phải là:
- Bị phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi;
- Hàng hóa bị thất lạc, hư hỏng do không có nhãn cảnh báo.
4. Bộ hồ sơ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu quạt trần dân dụng
Sau khi đã biết được chính sách nhập khẩu, mã HS và mức thuế, bạn hãy bắt tay vào việc chuẩn bị hồ sơ để thông quan hàng hóa một cách dễ dàng.
Bộ hồ sơ cơ bản của các mặt hàng nhập khẩu, kể cả quạt trần theo quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 gồm có:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán (Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nếu có
- Đăng ký kiểm tra chất lượng (lúc mở tờ khai) và kết quả kiểm tra chất lượng để hoàn thành thủ tục thông quan
- Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.
- Vận đơn (Bill of lading)
- Các chứng từ khác (nếu có)
5. Quy trình nhập khẩu quạt trần dân dụng
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng quạt trần (tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng)
Dựa vào Điều 6, Thông tư 27/2012/TT-BKHCN, và Thông tư 07/2017/TT-BKHCN hồ sơ chuẩn bị đăng ký bao gồm:
- Hợp đồng ngoại thương: bản photo
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu 1: 04 bản
- Phiếu đóng gói hàng hóa: bản photo
- Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Loading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có)”.
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ, doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. (Doanh nghiệp bạn mở tờ khai ở Chi cục hải quan thuộc tỉnh thành nào thì sẽ đăng ký kiểm tra chất lượng ở Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại tỉnh, thành phố đó)
Tiếp đó doanh nghiệp bạn cần tiến hành nộp hồ sơ online tại Website Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc Website dịch vụ công. Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ của doanh nghiệp bạn đã đạt thì mới thực hiện nộp bản cứng. Chi cục tiêu chuẩn đo lường thực hiện đóng dấu 2 bản (1 bản nộp cho cơ quan hải quan, 1 bản nhà nhập khẩu giữ)
Bước 2: Tiến hành làm khai báo hải quan quạt trần
Khai và truyền tờ khai với đầy đủ bộ chứng từ gồm cả bản đăng ký kiểm tra chất lượng quạt trần và giấy đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu. Trường hợp doanh nghiệp bạn đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng thì có thể dùng kết quả này và không cần đăng ký lại.
Sau khi hàng về đến cửa khẩu thì doanh nghiệp bạn cần thực hiện làm thủ tục thông quan và đem hàng về kho bảo quản
Bước 3: Thử nghiệm và tiến hành làm chứng nhận hợp quy.
Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành mang mẫu đến một trong các đơn vị sau: Trung tâm 1 (Quatest 1), Vietcert, Quacert,…để thử nghiệm và tiến hành làm chứng nhận hợp quy cho hàng quạt trần. Hoặc doanh nghiệp bạn có thể liên hệ các đơn vị đến kho bạn lấy mẫu.
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thử nghiệm cho trung tâm: 2 bản gốc
- Bản vẽ kỹ thuật sản phẩm: 1 bản chụp
Bước 4: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm
Doanh nghiệp nhập khẩu đưa mẫu tớ một trong các đơn vị có đầy đủ chức năng thử nghiệm, kiểm tra đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép (Trung tâm 1, Trung tâm 3,..). Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn với mẫu quạt trần cùng chủng loại
Bước 5: Tiến hành thông quan lô hàng
Sau khi đã có kết quả kiểm tra hiệu suất năng lượng tại bước 4, doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để tiến hành thông quan lô hàng.
Bước 6: Nộp kết quả kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường
Tại bước này, doanh nghiệp nhập khẩu nộp kết quả kiểm tra chất lượng về nơi đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường. Doanh nghiệp bạn có thể tiến hành nộp online hoặc nộp bản cứng tùy theo từng tỉnh, thành.
Bước 7: Dán nhãn năng lượng cho quạt trần
Dựa vào quyết định 04/2017/QĐ-TTg quy định mặt hàng quạt trần bắt buộc phải dán nhãn năng lượng. Nhãn năng lượng cho quạt trần là nhãn năng lượng so sánh (Nghị định 21/2011/NĐ-CP)
Doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau để đăng ký dán nhãn năng lượng cho quạt trần gồm:
- Kết quả thử nghiệm model sản phẩm quạt trần
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho các phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng. Nêu rõ doanh nghiệp bạn đăng ký dán nhãn so sánh hay dán nhãn xác nhận.
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
- Nhãn phụ
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đkkd
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đáp ứng đầy đủ điều kiện (Với trường hợp thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện do tổ chức nước ngoài thử nghiệm)
Sau khi doanh nghiệp bạn đã nộp hồ sơ đăng ký, có xác nhận đã tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng tại Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững của Bộ công thương thì tiếp đó doanh nghiệp bạn cần tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với các thông tin ở trong giấy công bố dán nhãn năng lượng mà doanh nghiệp bạn đã đăng ký cho quạt trần. Với các lô hàng tiếp theo, nhãn năng lượng sẽ có thể được dùng để thay thế phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
Lưu ý
Tất cả thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm được cung cấp và có thể thay đổi tùy theo các quy định hiện hành của chính phủ. Do đó, để cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục nhập khẩu các mặt hàng này, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp Xuân Trường Global. Thông tin liên hệ chúng tôi xin phép để ở cuối trang.
Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam
Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục nhập khẩu quạt trần dân dụng. Hy vọng những thông tin bài viết đã giúp bạn hiểu được các nội dung về thủ tục nhập khẩu quạt trần dân dụng về Việt Nam, cũng như mã số HS và các mức thuế suất nhập khẩu cần phải nộp, qua đó sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa.
Xuân Trường Global đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL
- Địa chỉ: 467 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0981.330.303 – 0929.3333.04
- Website: xuantruongglobal.vn
Bài viết liên quan