Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, cụ thể là vận tải biển và vận tải hàng không, một trong những khoản phí mà doanh nghiệp thường gặp phải chính là phí DOC. Đây là loại phí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại phí này. Vậy hãy cùng Xuân Trường Global tìm hiều phí DOC là gì? Bản chất và mục đích sử dụng của phí DOC? Sự khác biệt giữa phí D/O với phí DOC?
Phí DOC là gì?
Phí DOC là gì? Phí DOC là tên viết tắt của Documentation Fee (Doc fee), còn được gọi với cái tên thông dụng là phí phát hành Bill of Lading fee (B/L fee).
Vậy Doc fee là phí gì? Đây là khoản phí cho các chứng từ trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là trong thương mại quốc tế.
- Đối với những lô hàng vận chuyển bằng đường biển, hãng tàu sẽ chịu trách nhiệm làm hóa đơn để kê khai những thông tin quan trọng, bao gồm: thông tin người nhận hàng, người gửi hàng, người được thông báo khi tàu đến,…
- Bill of lading (B/L) là loại chứng từ vô cùng quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Chứng từ này chính là chứng nhận cho việc người chở hàng đã nhận được hàng từ bên xuất khẩu.
Kí hiệu phí DOC là gì? Tùy thuộc vào bên vận chuyển mà họ sẽ ký hiệu phí DOC là DOC free, phí làm Bill hay D/O fee
Tổng hợp những chi phí phát sinh được tính vào DOC
Dưới đây là một số chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và được tính vào phí DOC nhằm đảm bảo các vấn đề có liên quan đến chứng từ và hàng hóa đều được diễn ra thuận lợi:
-
Phí chuyển chứng từ (Courier fee):
Là khoản phí chuyển gửi các loại chứng từ có liên quan đến lô hàng tới điểm đích. Khi vận đơn gốc được tạo ra, các bên liên quan trong quá trình vận chuyển đều nhận được bản sao của chứng từ này. Do đó, để gửi chứng từ từ nơi xuất phát đến điểm đích, hãng tàu thường thu phí Courier fee để bù đắp chi phí chuyển phát.
-
Phí chỉnh sửa (Amendment fee):
Là chi phí phát sinh khi có sự sai sót hoặc sửa đổi cần được thay đổi thông tin trên Bill of Lading. Việc này đòi hỏi sự xử lý và phát hành phiên bản mới của tài liệu. Thực tế, chi phí chỉnh sửa có hai mức giá khác nhau, phụ thuộc vào thời điểm xảy ra sai sót cần chỉnh sửa: Một là trước khi tàu đến cảng đích, hai là sau khi hãng tàu đã khai báo thông tin về hàng hóa (manifest). Mỗi khu vực có thể áp dụng các quy định riêng về cách tính phí này.
-
Phí điện giao hàng (Telex release fee):
Khi có Surrendered Bill of Lading (B/L đã được trao tay), người gửi hàng có thể yêu cầu hãng tàu thực hiện Telex release để giao hàng trực tiếp cho người nhận tại cảng nhập khẩu. Phí Telex Release được tính khi thực hiện việc gửi điện thông báo giải phóng hàng hóa, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên. Đây được coi là phương thức giao hàng nhanh chóng và tiện lợi.
Những đối tượng chịu trách nhiệm chính trong việc đóng phí DOC
Phí DOC – Doc fee là phí gì? Là khoản phí liên quan đến việc cung cấp và xử lý các chứng từ trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Phí này được áp dụng cho những đối tượng sau đây:
Người gửi hàng (Shipper):
- Chịu trách nhiệm về vấn đề vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát tới cảng xuất khẩu.
- Chịu phí DOC khi hãng tàu cung cấp và xử lý các chứng từ (đăng ký, ký nhận,…).
Đại lý đầu nước (Forwarding agent):
- Hoạt động như một bên trung gian, có trách nhiệm làm hóa đơn vận chuyển và các công việc liên quan đến xuất khẩu hàng hóa
- Chịu phí DOC khi thực hiện các dịch vụ này cho hãng tàu.
Người nhận hàng (Consignee):
- Có trách nhiệm về việc nhận và giao nhận hàng hóa tại cảng nhập khẩu.
- Có thể chịu thêm phí Amendment fee nếu yêu cầu sửa đổi Bill of Lading.
Các bên liên quan khác:
- Đại lý hải quan, đại lý hãng hàng không hoặc nhà vận chuyển nội địa.
- Có thể chịu trách nhiệm đóng phí DOC tùy thuộc vào vai trò và thỏa thuận có trong hợp đồng.
Phân biệt phí DOC và phí DO
Việc nhầm lẫn hoặc hiểu sai giữa các loại phí với nhau trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng không phải là điều hiếm gặp. Điển hình nhất phải kể đến là phí D/O và DOC bởi DOC thường được viết tắt là DO, khá giống với phí D/O. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách để phân biệt rõ ràng hai loại phí này nhé!
Tên phí | Mục đích | Mô tả | Do ai thanh toán | Thời điểm thanh toán | Nơi thanh toán |
Phí D/O(Delivery Order fee) – Phí lệnh giao hàng | Lấy lệnh giao hàng để nhận hàng tại cảng | Sau khi nhận được D/O, consignee cần mang ra cảng để xuất trình cho kho (hàng lẻ). Sau khi xuất trình D/O cho kho, cần làm phiếu EIR mới có thể lấy được hàng hóa. | Consignee (Người nhận hàng) | Cảng đích | Hãng tàu hoặc đơn vị forwarder |
Phí DOC (Document Fee) – Phí phát hành Bill of Lading | Phát hành Bill of Lading | Liên quan đến việc phát hành các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến lô hàng trong quá trình vận chuyển | Shipper (Người gửi hàng) | Cảng khởi hành xếp hàng | Hãng tàu |
Việc phân biệt rõ ràng hai loại phí này sẽ giúp bạn tránh nhầm lẫn và thanh toán chính xác các khoản phí liên quan đến lô hàng của mình.
Một số phụ phí khác trong XNK doanh nghiệp nên biết
Phí B/L (Bill of lading fee):
Là khoản phí được hãng tàu thu khi phát hành vận đơn cho từng chuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không.
Phụ phí AMS:
Là khoản phí do hải quan Mỹ/Canada áp đặt, yêu cầu khai báo đầy đủ thông tin về hàng hóa trước khi được xếp lên tàu và vận chuyển đến quốc gia của họ.
Phí PSS:
Phụ phí áp dụng vào mùa cao điểm (tháng 8→ tháng 10 hàng năm) khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng đột biến tại các nước Châu Âu.
Phí PCS:
Phí PCS là phụ phí tắc nghẽn cảng, áp dụng tại các cảng xếp dỡ, gây trở ngại cho việc vận chuyển chuyến tàu.
Phí BAF:
Phí phụ thu ngoài cước biển do hãng tàu tính cho chủ hàng nhằm bù đắp cho biến động của giá nhiên liệu dựa trên FAF.
Phí CAF:
Phụ phí đường biển do hãng tàu thu cho chủ hàng để bù đắp chi phí biến động của tỷ giá hối đoái.
Phí DDC:
Phụ phí giao hàng tại cảng đích được chủ tàu thu thêm để bù đắp chi phí sắp xếp container, dỡ hàng ra khỏi tàu và phí ra vào cảng.
Phí THC:
Phụ phí xếp dỡ hàng tại cảng được tính trên mỗi container và thường do hãng tàu thanh toán cho cảng, sau đó thu lại từ chủ hàng.
Phí CFS:
Phụ phí được thu khi đơn vị giao nhận tiến hành xếp dỡ hàng hóa vào kho lưu trữ.
Phụ phí IFB:
Phí thu hộ cước vận tải hàng hóa bằng đường biển tại nước xuất khẩu lô hàng (tùy theo thỏa thuận giữa hai bên mà phí có thể được thanh toán tại nơi đến)
Phụ phí CIC:
Phí cân bằng container, được áp dụng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhằm bù đắp cho chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi dư thừa đến nơi thiếu container để đóng hàng xuất khẩu.
Trên đây là bài viết về “ Phí DOC là phí gì? Sự khác biệt giữa phí DOC và phí D/O” mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Bài viết đã phân tích rõ ràng về phí DOC và phí D/O, giúp bạn hiểu được bản chất và sự khác biệt giữa hai loại phí này. Hy vọng bài viết mang nhiều thông tin hữu ích đến bạn, giúp bạn thanh toán chính xác hơn các khoản phí liên quan đến lô hàng của mình và tránh được những nhầm lẫn không đáng có trong quá trình xuất nhập khẩu.
Bạn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục nhập hàng Trung Quốc chính ngạch, vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam. Hãy liên hệ với Xuân Trường Global là công ty uy tín hỗ trợ mọi thủ tục có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam an toàn, nhanh chóng. Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL
- Địa chỉ: 467 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline:0981.330.303 – 0929.3333.04
- Website: xuantruongglobal.vn
Bài viết liên quan