Bạn muốn nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, nhưng hàng hóa đó lại cần kiểm tra an toàn thực phẩm? Bạn không biết doanh nghiệp mình cần làm tự công bố an toàn thực phẩm hay đăng ký công bố an toàn thực phẩm.
Trong bài viết ngày hôm nay, với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu Xuân Trường Global sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến phân biệt tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm mới nhất hiện nay
Căn cứ pháp lý của tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm dựa trên Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
1. Khái niệm tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm
Khái niệm tự công bố sản phẩm là gì?
Là việc cá nhân, tổ chức đăng ký công khai thông tin lưu hành sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp bạn kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình thức này thường được áp dụng trong lĩnh vực liên quan đến thực phẩm và tiêu dùng. Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử.
Khái niệm đăng ký công bố sản phẩm là gì?
Là việc mà các doanh nghiệp cần làm trước khi đưa hàng hóa lưu hành tự do tại thị trường, gồm cả sản phẩm nhập khẩu và trong nước.
2.Sự khác nhau giữa tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm.
2.1 Đối tượng
Đối tượng của tự công bố sản phẩm bao gồm
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
- Dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Trường hợp miễn tự công bố sản phẩm
- Hàng thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công các mặt hàng xuất khẩu, hoặc là phục vụ cho sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước
Đối tượng của đăng ký công bố sản phẩm bao gồm
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm về dinh dưỡng y học, thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
2.2 Hồ sơ
Hồ sơ tự công bố sản phẩm (theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
- Bản tự công bố sản phẩm (mẫu 01 Phụ lục I tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của mặt hàng (bản chính hoặc bản sao chứng thực) trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định, hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế, hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
- Tài liệu trong hồ sơ tự công bố được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt, có công chứng.
Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm nhập khẩu (theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
- Bản công bố sản phẩm (mẫu 02 Phụ lục I tại nghị định này)
- Giấy chứng nhận lưu hàng tự do CFS, hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của mặt hàng (bản chính, bản sao chứng thực) trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của mặt hàng, hoặc thành phần tạo thành công dụng đã công bố (bản chính, hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP), hoặc chứng nhận tương đương đối với trường hợp nhập khẩu (thực phẩm bảo vệ sức khỏe).
2.3 Quy trình tiến hành
2.3.1 Quy trình tự công bố sản phẩm (theo khoản 2, Điều 5, Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
- Tổ chức, cá nhân tiến hành tự công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, hoặc trang thông tin điện tử của mình, hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân, dồng thời nộp 1 bản qua đường bưu điện, hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.
- Ngay khi tự công bố sản phẩm thì tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về AT của mặt hàng.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ, đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Với trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ cần nộp hồ sơ tại một cơ quan nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan nhà nước để nộp hồ sơ thì những lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan chọn trước đó.
2.3.2 Quy trình đăng ký công bố sản phẩm (theo Điều 8, Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
Bước 1:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố đến cơ quan tiếp nhận theo quy định dưới đây:
- Nộp đến Bộ Y tế: với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, mặt hàng dinh dưỡng dùng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi.
Doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 cách dưới đây để nộp hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận:
- Qua đường bưu điện
- Trực tiếp
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Bước 2:
- Trong thời gian 7 ngày làm việc tính từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi, và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe. cơ quan tiếp nhận thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (theo mẫu số 03 Phụ lục I tại Nghị định này)
Trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì cơ quan tiếp nhận phải có văn bản nói rõ lý do và các căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Bước 3:
- Trong vòng 7 ngày làm việc tính từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam
Trên đây là toàn bộ nội dung về phân biệt tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm. Hy vọng những thông tin bài viết đã giúp bạn hiểu được các nội dung về tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm, qua đó sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam.
Xuân Trường Global đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL
- Địa chỉ: 467 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0981.330.303 – 0929.3333.04
- Website: xuantruongglobal.vn
Bài viết liên quan