Nhập Khẩu Máy Phát Điện Về Việt Nam Các Quy Định Và Thủ Tục

Nhập khẩu máy phát điện

Máy phát điện đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với con người khi xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn điện. Nhất là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng dẫn đến tình trạng thiếu điện trầm trọng. Làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người dân lẫn việc sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, máy phát điện đang trở thành một thiết bị không thể thiếu cho hộ gia đình, doanh nghiệp với công dụng dự phòng các sự cố thiếu điện, chập điện, mất điện đột ngột. Đây là một mặt hàng kinh doanh rất tiềm năng. Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu máy phát điện về Việt Nam mà chưa nắm được thủ tục nhập khẩu thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Xuân Trường Global nhé!

Các quy định nhập khẩu máy phát điện về Việt Nam

Trước khi bạn có ý định nhập khẩu máy phát điện, bạn cần phải nắm được các quy định xung quanh vấn đề nhập khẩu theo các văn bản pháp luật dưới đây:
Các quy định nhập khẩu máy phát điện
Các quy định nhập khẩu máy phát điện

Thông tư 18/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018 TT-BTC ngày 20/04/2018.

  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019;
  • Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định số 118/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Mã HS của máy phát điện

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Máy phát điện thuộc phần XVI, chương 85, phân nhóm 8501: Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện). Dựa vào đặc điểm cấu tạo, cơ chế vận hành và mục đích sử dụng thì máy phát điện sẽ được phân ra nhiều loại khác nhau.

850161 – – Công suất không quá 75 kVA:
85016110 – – – Công suất không quá 12,5 kVA
85016120 – – – Công suất trên 12,5 kVA
850162 – – Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 375 kVA:
85016210 – – – Công suất trên 75 kVA nhưng không quá 150 kVA
85016220 – – – Công suất trên 150 kVA nhưng không quá 375 kVA
85016300 – – Công suất trên 375 kVA nhưng không quá 750 kVA
85016400 – – Công suất trên 750 kVA

Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan.

Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu máy phát điện

Tra cứu theo Biểu thuế 2023 và áp dụng theo chính sách hiện hành, thuế nhập khẩu máy phát điện được xác định như sau:
Tra cứu theo Biểu thuế 2023 và áp dụng theo chính sách hiện hành, thuế nhập khẩu máy phát điện được xác định như sau:
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 3-25%
  • Thuế VAT 10%
  • ACFTA: Thuế nhập khẩu 50% (khi có C/O)
  • Không làm C/O: Thuế nhập khẩu 20%

Mức thuế trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn biết cụ thể mức thuế từng loại máy phát điện. Hãy liên hệ với Xuân Trường Global để được kiểm tra chính xác.

Nhãn dán cho hàng nhập khẩu 

Dán nhãn cho hàng hoá nhập khẩu là quy định đã có từ lâu nhưng từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn đang bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Việc dán nhãn hàng hoá này nhằm mục đích giúp cho các cơ quan dễ dàng hơn trong quá tình kiểm soát hàng hoá.

Dán nhãn phụ hàng nhập khẩu

Việc dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích để cơ quan chức năng quản lý được hàng hoá, xác định xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hoá. Vì vậy, máy phát điện cũng cần dán nhãn phụ.

Dán nhãn phụ hàng nhập khẩu
Dán nhãn phụ hàng nhập khẩu

Nội dung nhãn phụ

Thứ nhất, bạn cần nắm được nội dung trên nhãn dán. Theo quy định trong Nghị định 43/2017/NĐ-Cp thì nội dung phải có đầy đủ những thông tin như sau:
  • Địa chỉ, tên công ty của nhà xuất khẩu
  • Địa chỉ, tên công ty của người nhập khẩu
  • Tên hàng hoá và thông tin hàng hoá
  • Xuất xứ của hàng hoá

Ngoài ra, những nội dung cơ bản trên nhãn dán sẽ phải in bằng tiếng Anh. Trong trường hợp, thủ tục nhập khẩu máy phát điện của bạn gặp phải luồng đỏ thì nội dung nhãn dán chính là thứ bị để ý đầu tiên.

Vị trí dán nhãn phụ trên hàng hóa

Nội dung trên nhãn dán đã xong, vậy bạn sẽ dán nhãn này ở vị trí nào trên thùng hàng? Câu trả lời là bạn phải gắn nhãn hàng hóa lên các bề mặt của kiện hàng như: trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt chú ý phải dán nhãn ở khu vực dễ nhìn thấy và kiểm tra giúp tiết kiệm thời gian khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện.

Trong trường hợp dán nhãn phụ cho hàng hoá bán lẻ, thì nhãn phụ cần thêm một số thông tin như: Nhà sản xuất, định lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn..

Không dán nhãn phụ hàng hóa có được không?

Việc dán nhãn cho hàng hoá nhập khẩu là quy định bắt buộc chính vì vậy cũng sẽ có những mức phạt rõ ràng cho các doanh nghiệp nếu không thực hiện thủ tục trên. Những rủi ro mà các chủ doanh nghiệp có thể gặp phải là:
  • Bị phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi;
  • Hàng hóa bị thất lạc, hư hỏng do không có nhãn cảnh báo.

Bộ hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu máy phát điện về Việt Nam

Hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu máy phát điện
Hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu máy phát điện

Sau khi đã biết được chính sách nhập khẩu, mã HS và mức thuế, bạn hãy bắt tay vào việc chuẩn bị hồ sơ thông quan.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy phát điện sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT–BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) bao gồm:

Những lưu ý khi nhập khẩu máy phát điện về  Việt Nam

Khi bạn quyết định nhập khẩu máy phát điện, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi và an toàn. Dưới đây là những lưu ý cần nhớ khi nhập khẩu máy phát điện.

Dưới đây là những lưu ý cần nhớ
Dưới đây là những lưu ý cần nhớ

Trước khi bắt đầu quá trình nhập khẩu, bạn cần tìm hiểu về các quy định và điều kiện của đất nước mà bạn muốn nhập khẩu máy phát điện. Điều này giúp bạn tránh được các rủi ro pháp lý và giảm thiểu chi phí.<br />Ngoài ra, bạn cần chọn một nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng của máy phát điện. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

<div>Khi nhập khẩu máy phát điện, bạn cần chú ý đến các thủ tục hải quan và vận chuyển. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết và tuân thủ các quy định về hải quan để tránh các rủi ro pháp lý và trễ chuyển hàng.

u khi máy phát điện đã được nhập khẩu thành công, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ lỗi kỹ thuật nào, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ và sửa chữa.

Cuối cùng, khi nhập khẩu máy phát điện cần xác định đúng mã HS và thuế để tránh doanh nghiệp bị phạt.

Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam

Hy vọng những thông tin bài viết trên đã giúp bạn hiểu được các quy định,thủ tục nhập khẩu máy phát điện về Việt Nam, qua đó sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh  tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa.

 

Xuân Trường Global nhập hàng Trung Quốc chính ngạch
Xuân Trường Global nhập hàng Trung Quốc chính ngạch

Xuân Trường Global đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL