Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa thì việc tra cứu HS Code đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định các mức thuế quan, xác định hải quan, kiểm soát cửa khẩu,…. Vậy mã HS Code là gì? Cấu trúc của HS Code? Thì trong bài viết này, Xuân Trường Global sẽ hướng dẫn bạn Cách tra mã HS Code chính xác nhất. Cùng tham khảo ngay nào!
Mã HS code là gì?
Mã HS code là gì? HS Code hay còn gọi là mã HS (tên viết tắt của từ Harmonized Commodity Description and Coding System) có nghĩa là Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa. Hiểu đơn giản thì HS Code là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) phát hành.
Vai trò của mã HS là gì?
Giống như vận đơn, HS Code đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Logistics. Việc thể hiện hàng hóa bằng HS Code gồm 8 số hay 10 số giúp cho tất cả các nước trên thế giới có thể phân loại hàng hóa một cách thống nhất theo quy chuẩn chung.
Đối với Chính Phủ
Mã HS Code đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các loại hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu, đặc biệt trong việc xác lập thuế và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. HS Code tuân theo cả luật pháp trong nước và các hiệp định quốc tế, đồng thời hỗ trợ trong việc phân tích chiến lược kinh tế và đàm phán thương mại quốc tế.
Đối với doanh nghiệp
Mã HS Code là công cụ quan trọng đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong nước và quốc tế. Bằng cách phân loại hàng hóa một cách chính xác, doanh nghiệp sẽ hưởng được nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại quốc tế. Ngược lại, nếu phân loại sai, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong quá trình nhập xuất hàng hóa, kiểm tra chất lượng sản phẩm có thể trở nên phức tạp và phải đối diện với nguy cơ bị xử phạt.
Cấu trúc của HS Code
Sau khi tìm hiểu HS Code là gì? Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu trúc của nó như thế nào?
Cấu trúc của HS Code gồm có:
- Phần: Mã HS gồm có 21-> 22 phần, mỗi phần có những chú giải riêng
- Chương (2 số đầu trong mã): Có 97 chương quốc tế. Chương 98 & 99 dành cho quốc gia, mỗi chương sẽ có chú giải chi tiết.
- Nhóm (2 ký tự sau chương): Thể hiện phân loại nhóm sản phẩm.
- Phân nhóm (2 ký tự sau nhóm): Thể hiện phân nhóm chi tiết từ một nhóm sản phẩm.
- Phân nhóm phụ (2 ký tự sau phân nhóm): Thể hiện phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định
Các cách tra cứu HS Code chính xác
Khi đã biết mã số HS là gì thì sau đó bạn cũng phải biết tra cứu nó. Có nhiều cách để tra cứu, sau đây là 3 cách thường được dùng trong tra cứu mã HS.
Thông qua website của Hải quan Việt Nam
Hiện nay có vô số website giúp tra cứu mã HS Code, nhưng trang website của Hải Quan Việt Nam là vẫn trang chính thống và chính xác nhất.
Link truy cập: https://www.customs.gov.vn/
Tại trang chủ → Chọn “Tra cứu biểu thuế – Mã HS” → Nhập thông tin liên quan đến sản phẩm và hàng hóa → Tra cứu → Kết quả chính xác sẽ được trả về
Thuê dịch vụ hỗ trợ
Khi đã biết HS Code là gì nhưng bạn vẫn chưa biết cách tìm thì có thể nhờ các dịch vụ hỗ trợ. Hiện có nhiều dịch vụ tư vấn và làm chứng từ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bạn có thể tìm đến những chuyên gia này để được họ tư vấn và xác định mã HS Code chính xác cho hàng hóa của bạn, dựa trên thông tin và kinh nghiệm của họ.
Tìm mã HS Code dựa vào biểu thuế 2023
Quy tắc 1: Chú giải chương và Tên định danh
Tên phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa ⇒ chỉ giúp xác định vị trí của chúng trong cấu trúc HS Code. Vì tên gọi của các phần, chương và phân chương không thể hiện đầy đủ đặc điểm của tất cả sản phẩm trong đó mà phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm trên tài liệu cung cấp.
Chú giải của từng chương đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình phân loại sản phẩm thuộc chương đó ⇒ điều này có giá trị quyết định và xuyên suốt cho tất cả các quy tắc tiếp theo. Bạn cần kiểm tra cẩn thận chú giải của phần hoặc chương nơi bạn định áp dụng mã sản phẩm.
Ví dụ: Xác định mã HS cho voi làm xiếc
Bước 1: Xác định phạm vi: Voi làm xiếc thuộc chương 1: Động vật sống.
Bước 2: Đọc chú giải chương 1, Theo chú giải 1.c của chương 1 là trừ “động vật thuộc chương 95.08”
Bước 3: Xem chương 95 và đọc chú giải chương đó: Xác định rằng voi làm xiếc thuộc nhóm 9508 và mã HS chính xác cho chúng là: 95081000.
Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm
Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn chỉnh
Một mặt hàng/sản phẩm nào đó chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có tính năng và công dụng tương tự như sản phẩm hoàn chỉnh thì được áp mã theo sản phẩm hoàn chỉnh đó. Quy tắc này sẽ không áp dụng với những sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lắp ráp.
Ví dụ: Một chiếc xe hơi chưa được lắp đặt các bộ phận như ghế sau, màn hình điều khiển hoặc hệ thống âm thanh. Tuy nhiên, nó vẫn có tính năng và công dụng như một chiếc xe hơi hoàn chỉnh. Do đó, nó sẽ được phân loại bằng mã HS của chiếc xe hơi đã hoàn thiện.
Quy tắc 2b: Hỗn hợp/ hợp chất các nguyên liệu hoặc các chất
Quy tắc này dành riêng cho sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu. Nếu hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu thuộc cùng một nhóm, thì ta phân loại chúng trong nhóm đó. Và ngược lại, nếu thuộc các nhóm khác nhau, mã HS sẽ được xác định dựa trên chất cơ bản nhất trong hỗn hợp đó.
Bánh quy phủ socola là hỗn hợp của các nguyên liệu làm bánh như: bột làm bánh quy, socola, sữa, đường → Sản phẩm này sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là bánh quy.
Quy tắc 3: Hàng hóa/sản nằm ở nhiều nhóm
Quy tắc 3a
Trong trường hợp hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể và chi tiết nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.
Ví dụ: Máy tạo kiểng và máy xới đất có lắp động cơ điện. Đối với việc phân loại hàng hóa này, chúng sẽ được phân vào Nhóm 84.32, “Máy cày, máy xới đất hoặc máy tạo kiểng có lắp động cơ điện,” thay vì Nhóm 84.22, “Máy cầm tay có lắp động cơ điện,” hoặc Nhóm 84.71, “Các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện.” Lý do là vì Nhóm 84.32 cung cấp mô tả chi tiết và chính xác nhất cho loại máy này, và đúng với công dụng và chức năng của chúng.
Quy tắc 3b
Một sản phẩm được cấu thành từ nhiều thành phần, và mỗi thành phần có thể thuộc nhiều nhóm hoặc chương khác nhau. Do đó, việc phân loại sản phẩm này sẽ dựa vào đặc tính quan trọng nhất của bộ sản phẩm đó.
Ví dụ: Bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe bao gồm: máy đo huyết áp, nhiệt kế, và băng keo y tế.
Trong trường hợp này, chúng ta cần xác định sản phẩm có tính chất nổi trội nhất và áp mã HS của sản phẩm đó. Trong bộ sản phẩm này, máy đo huyết áp có tính năng nổi trội hơn cả, vì vậy mã HS của sản phẩm này sẽ được áp dụng cho cả bộ sản phẩm.
Quy tắc 3c
Khi Quy tắc 3(a) hoặc 3b) không áp dụng được, thì hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo đó, hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có số thứ tự sau cùng trong danh sách các nhóm cùng được xem xét để phân loại.
Ví dụ: Bộ sản phẩm đồ trang sức bao gồm: vòng cổ, nhẫn và bông tai.
Khi tra mã HS cho các sản phẩm này, ta nhận thấy rằng bông tai có mã HS nằm ở thứ tự sau cùng trong danh sách các sản phẩm. Do đó, mã HS của sản phẩm bông tai sẽ được áp dụng cho cả bộ sản phẩm đồ trang sức.
Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống với chúng nhất
Quy tắc này sẽ so sánh hàng hóa cần phân loại với những hàng hóa đã được phân loại trước đó. Việc xác định sự tương đồng có thể dựa trên nhiều yếu tố như đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…Khi đã so sánh xong, hàng hóa sẽ được xếp vào nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.
Ví dụ: Máy lọc không khí có đặc điểm và tính chất tương tự như các hệ thống lọc khí y tế, sẽ được áp vào mã HS của các thiết bị y tế trong nhóm 90.18.
Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì
Quy tắc 5a: Hộp/bao/túi cùng các loại bao bì chứa đựng tương tự
Các loại bao đựng, hộp đựng được thiết kế đặc biệt để chứa sản phẩm/hàng hóa trong suốt thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán thì được phân loại cùng nhóm sản phẩm/hàng hóa này.
Lưu ý: Quy tắc này không áp dụng cho những bao bì mang đặc điểm nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng
Ví dụ: Hộp đựng trà được làm bằng bằng gỗ quý và mang tính nổi trội hơn trà nên phải tách riêng hộp gỗ đựng trà và trà thành hai mã HS Code khác nhau.
Quy tắc 5b: Bao bì
Quy tắc này đề cập đến việc phân loại bao bì thông thường được sử dụng để đóng gói, chứa đựng hàng hóa và được nhập chung với hàng hóa như: túi nilon, hộp carton,… Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng cho bao bì được làm bằng kim loại có khả năng tái sử dụng.
Ví dụ: Không áp dụng mã HS cho hộp đựng đồ trang sức bằng vàng (hộp có khả năng sử dụng lại) vào mã đồ trang sức được, mà phải phân loại riêng. Nếu hộp đựng đồ trang sức được thiết kế để dùng một lần thì áp mã đồ trang sức.
Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng
Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm bên trong một nhóm phải tuân theo mô tả và thông tin trong từng phân nhóm, cũng như phải phù hợp với chú giải của phân nhóm và chú giải của chương tương ứng.
Khi so sánh một sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau, quá trình so sánh phải diễn ra ở cùng một cấp độ.
Ví dụ: “áo khoác dài” so sánh với “áo khoác dài”, “áo khoác ngắn” so sánh với “áo khoác ngắn”
Xuân Trường global là công ty nhập hàng Trung Quốc chính ngạch tốt nhất hiện nay
Đối với những người đang tìm kiếm một địa chỉ đáng tin cậy để nhập hàng Trung Quốc chính ngạch, Xuân Trường là lựa chọn tuyệt vời. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập hàng và đặt hàng tại Trung Quốc, Xuân Trường đã tạo được uy tín và danh tiếng bằng việc cung cấp dịch vụ đáng tin cậy cho khách hàng. ặt hàng sản phẩm. Họ sẽ thay bạn làm công việc này, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức quý báu của mình.
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp chi tiết về thông tin mã HS Code là gì? Cũng như các thông tin liên quan khác. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho bạn, nếu bạn muốn nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam hoặc ngược lại thì hãy liên hệ đến Xuân Trường qua thông tin sau:
CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL
- Địa chỉ: 467 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline:0981.330.303 – 0929.3333.04
- Website: xuantruongglobal.vn
Bài viết liên quan