Kho CFS Là Gì? Ưu Điểm Và Nhược Điểm Khi Sử Dụng Kho CFS

Bất kỳ Doanh nghiệp nào chuyên xuất nhập khẩu hàng lẻ (LCL) sẽ liên quan đến kho CFS. Trong kho CFS, quy trình xử lý, gom các đơn hàng lẻ sẽ được tiến hành. Để hiểu rõ hơn kho CFS là gì? CFS trong xuất nhập khẩu là gì? Bài viết sau đây của Xuân Trường Global sẽ làm rõ các thông tin trên nhé!

Kho CFS là gì?

Kho CFS là gì
Kho CFS là gì

Kho CFS là gì? CFS viết tắt của Container Freight Station có nghĩa là điểm tập kết hàng container, hiểu đơn giản là điểm tập kết và giao hàng lẻ. CFS là hệ thống kho bãi dùng để gom và chia hàng lẻ LCL (Less than Container Load) và người khai thác CFS sẽ thu phí vận hành CFS.

Các hoạt động chính tại kho CFS

Các hoạt động chính tại kho CFS
Các hoạt động chính tại kho CFS

Tại kho CFS, các hoạt động chính được thực hiện, bao gồm:

  • Đóng gói, sắp xếp, sau đó xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu.
  • Chia tách và đóng ghép hàng vào container cho các hàng quá cảnh hoặc hàng trung chuyển. Các hàng này được chia tách, đóng ghép hoặc ghép chung với hàng Việt Nam để xuất khẩu.
  • Chia tách hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
  • Đóng ghép container các mặt hàng xuất khẩu để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba với các lô hàng xuất khẩu khác.
  • Thực hiện thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng kho CFS

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng kho CFS
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng kho CFS

Có nhiều ưu điểm và hạn chế khi sử dụng kho CFS trong quá trình vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, sau đây là một số ví dụ:

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng kho CFS giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng lẻ, do không cần phải thuê nguyên container.
  • Tích lũy hàng lẻ: Kho CFS giúp tích lũy và sắp xếp các loại hàng lẻ từ nhiều khách hàng khác nhau, để đủ điều kiện xuất khẩu đi các quốc gia khác.
  • Quản lý hàng hóa: Kho CFS giúp quản lý và kiểm soát hàng hóa tốt hơn trong quá trình vận chuyển.
  • Đa dạng hóa dịch vụ: Kho CFS cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ như đóng gói, bảo quản và xếp dỡ hàng hóa.

Nhược điểm

  • Thời gian chờ đợi: Do hàng lẻ phải tích lũy đủ số lượng trước khi được nhập vào container, việc sử dụng kho CFS có thể kéo dài thời gian vận chuyển và giao hàng.
  • Thủ tục xử lý phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao: Theo Điều 61 của Luật Hải quan, nếu hàng hóa trong kho CFS được lưu trữ quá thời hạn quy định (khoảng 90 ngày kể từ khi hàng vào kho), chúng phải được đưa ra khỏi kho để xử lý. Do đó, quá trình xuất nhập khẩu thông qua kho CFS yêu cầu các thủ tục phức tạp, đòi hỏi sự chính xác và chi tiết cao trong việc giám sát và xử lý hàng hóa.

Hướng dẫn chi tiết quá trình khai thác lô hàng tại kho CFS

Nội dung chính của quá trình khai thác hàng hóa tại kho CFS, bao gồm: Hỗ trợ chủ hàng, đơn vị vận tải chia tách lô hàng nhập khẩu chờ làm thủ tục hải quan. Hoặc, đóng ghép các lô hàng lẻ vào một container đợi xuất khẩu sang nước thứ ba. Hỗ trợ thay đổi quyền sở hữu trong thời gian hàng hóa được lưu trữ.

Hướng dẫn chi tiết quá trình khai thác lô hàng tại kho CFS
Hướng dẫn chi tiết quá trình khai thác lô hàng tại kho CFS

Bước 1: Xác nhận đặt hàng

Các thông tin cần được xác nhận đối với mỗi lô hàng hóa LCL khi được nhập vào kho CFS bao gồm:

  • Thông tin chủ hàng hóa, bao gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu chủ hàng là doanh nghiệp pháp nhân);
  • Số điện thoại của người giao dịch;
  • Tên cảng dỡ hàng hóa và địa điểm chủ hàng muốn giao hàng;
  • Tổng số lô hàng lẻ cùng với số lượng từng loại kiện hàng (có thể mang tính chất hàng khác nhau) và tính chất của loại hàng (có phải là hàng dễ vỡ hay không);
  • Đơn đặt hàng và mã của từng loại hàng hóa;
  • Tên tàu vận chuyển và số vận chuyển của hãng tàu;
  • Thời gian bắt đầu xếp hàng hóa lên container để vận chuyển lên tàu;
  • Thời gian tàu nhổ neo và khoảng thời gian tàu bắt đầu khởi hành.

Bước 2: Tiến hành liên hệ với chủ hàng

Sau khi đơn vị gom hàng lẻ phải liên hệ với chủ hàng để xác định thời gian hàng đến kho CFS, để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận hàng hóa và khai thác số lượng hàng lẻ (LCL) của chủ hàng.

Bước 3: Giao hàng hóa

Hàng hóa phải được chủ hàng giao đến kho CFS trước thời gian cắt hàng theo thoả thuận. Khi nhận hàng, kho CFS sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận để đảm bảo chất lượng hàng hóa. Nếu hàng hóa có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì kho CFS sẽ chỉ tiếp nhận khi có sự đồng ý của bên thuê kho và phải chụp ảnh hiện trạng hàng hoá:

  • Dán băng dính hoặc đã được dán lại kiện;
  • Bị hư hỏng hoặc trong tình trạng kém (nhưng ướt, thủng, xước,…);
  • Thiếu thông tin mã hiệu, mã số so với trong booking;
  • Hoặc bất kỳ trường hợp đặc biệt nào khác xảy ra với kiện hàng.

Lưu ý:

Nếu giao hàng đến kho muộn (sau 05 giờ chiều thứ 7) hoặc giao tờ khai Hải Quan muộn, bên CFS chỉ được tiếp nhận nếu đã có bản “Yêu cầu nhận hàng muộn” từ bên thuê kho và được đồng ý tiếp nhận của CFS. Khi đã tiếp nhận hàng hóa, CFS có trách nhiệm sắp xếp, phân loại theo mác hàng, kích cỡ, kiểu cách hàng, màu sắc… theo hướng dẫn của bên thuê kho (đại diện của chủ hàng). Bên CFS sẽ lập bảng kê hàng hoá theo từng loại, mẫu mã hàng.

Bên thuê kho ủy quyền cho CFS phát hành chứng từ giao nhận cho bên giao hàng, với chữ ký của đại diện CFS và đại diện bên giao hàng. Bên chủ hàng phải cung cấp xác nhận booking, packing list, giấy uỷ quyền (nếu cần) và hồ sơ hải quan khi giao hàng. Trong trường hợp có nhiều lô hàng dự kiến đóng chung một container và một hoặc vài lô hàng phải hoãn lại, CFS phải xin ý kiến bên thuê kho về việc tiếp tục đóng những lô hàng khác vào container để xuất hoặc hoãn lại việc đóng cả container.

Bước 4: Đóng hàng hóa

Bên thuê kho, đại diện cho chủ hàng, sẽ gửi bản hướng dẫn đóng hàng cho CFS trước một ngày. CFS cần đảm bảo đủ năng lực, phương tiện và nhân lực đóng hàng để kịp xuất kho và đưa lên tàu vận chuyển. CFS cũng phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan và nếu cần thiết, phối hợp với người giám sát của bên thuê kho.

Bước 5: CFS chuẩn bị vỏ container rỗng để đóng hàng

Bên thuê kho cần đảm bảo sẽ có vỏ container rỗng được bố trí tại kho CFS để thuận tiện cho việc đóng hàng theo lịch trình đã được sắp đặt trước đó. Bên CFS cũng sẽ tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn đóng hàng của bên thuê kho về hãng tàu và bãi container (container yard – CY) để thực hiện hạ hàng.

Để đảm bảo việc đóng hàng được thực hiện đúng thời gian và chất lượng như yêu cầu, bên CFS sẽ phối hợp với hãng tàu để đảm bảo sẽ có đủ vỏ container rỗng và luôn đảm bảo chất lượng.

Bên thuê kho có thể yêu cầu với CFS về việc vận chuyển container từ một bãi container (CY) khác về để đóng hàng. Trong văn bản yêu cầu cần có những nội dung như sau:

  • Số lượng vỏ container rỗng (loại container, kích thước vỏ container);
  • Chủ sở hữu vỏ container;
  • Địa điểm nâng/hạ vỏ container (Bên thuê kho chịu các chi phí liên quan đến vận chuyển này cho CFS).

Bước 6: Cơ quan hải quan kiểm hóa

Chủ hàng có trách nhiệm hoàn thành thủ tục giấy tờ hải quan kiểm hoá và nộp hồ sơ hải quan hoàn chỉnh cho kho
Chủ hàng có trách nhiệm hoàn thành thủ tục giấy tờ hải quan kiểm hoá và nộp hồ sơ hải quan hoàn chỉnh cho kho

Chủ hàng có trách nhiệm hoàn thành thủ tục giấy tờ hải quan kiểm hoá và nộp hồ sơ hải quan hoàn chỉnh cho kho CFS khi giao hàng.

Nếu hồ sơ hải quan kiểm hoá không được giao cho CFS đúng thời hạn quy định, CFS sẽ không chịu trách nhiệm thực hiện kiểm hoá đóng ghép cho container cũng như đưa container lên tàu. Trong trường hợp này, CFS sẽ thông báo cho bên thuê kho để đặt hàng cho tàu khác.

CFS có trách nhiệm thực hiện kiểm hoá đóng ghép hàng xuất. Phí kiểm hoá đã bao gồm trong phí CFS, miễn là tất cả giấy tờ hải quan đã được nộp đúng thời hạn. Nếu giấy tờ hải quan không đủ, sẽ phát sinh chi phí bổ sung hoặc không thể tiếp tục quá trình kiểm hoá do vi phạm quy trình quản lý của Hải quan. CFS sẽ giao tờ khai hải quan sau khi đã hoàn thành thủ tục kiểm hoá hải quan cho hãng tàu feeder.

Bước 7: Tiến hành giám sát

Về phía CFS có chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình xử lý hàng hóa, bao gồm: nhận hàng, lưu trữ, đóng hàng vào container rỗng và vận chuyển container ra tàu theo yêu cầu của bên thuê kho.

CFS phân bố ít nhất một giao nhận để nhận hàng vào kho và ít nhất là hai giao nhận khi đóng hàng từ kho vào trong container, tại cửa kho và cửa container (chuyển giao hàng vào hoặc ra).

Thường thì khi chủ hàng có đơn hàng lẻ, họ sẽ thuê dịch vụ của các đơn vị Logistics để tiến hành thủ tục ghép hàng tại kho CFS. Điều này giúp giảm thiểu công việc và chi phí cho chủ hàng, thậm chí mức phí có thể rẻ hơn nhiều so với việc tự làm.

Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cực đơn giản cùng Xuân Trường Global

Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích chi tiết kho CFS là gì? Cac thông tin liên quan đến kho CFS. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hiểu rõ hơn và tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa.

Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cực đơn giản cùng Xuân Trường Global
Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc cực đơn giản cùng Xuân Trường Global

Xuân Trường Global đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL