Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm rõ hồ sơ và thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong nội dung dưới đây,Xuân Trường Global mang đến bạn thông tin nội dung hoàn thuế nhập khẩu là gì? Quy định về điều kiện và thủ tục hồ sơ hoàn thuế trong nhập khẩu mới nhất cho tới năm 2024.
Hoàn thuế nhập khẩu là gì?
Hoàn thuế nhập khẩu là gì? Hoàn thuế xuất nhập khẩu là việc cơ quan thuế hoặc đơn vị có thẩm quyền hoàn lại thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp trong trường hợp số thuế xuất nhập khẩu đã nộp nhiều hơn số thuế xuất khẩu phải nộp hoặc không phải nộp thuế xuất nhập khẩu.
Những trường hợp được xét hoàn thuế nhập khẩu
Doanh nghiệp hoàn thuế nhập khẩu khi nào là câu hỏi được nhiều người làm chủ quan tâm, đặc biệt là công ty vừa nhập khẩu, vừa xuất khẩu. Những trường hợp được xét hoàn loại thuế này theo quy định gồm:
- Theo điểm d khoản 1 Điều 19 Luật 107/2016/QH13, doanh nghiệp đã nộp thuế cho hàng hóa nhập khẩu về để sản xuất, nhưng những hàng hóa này được sử dụng để chế tạo hàng xuất khẩu và đã được xuất khẩu thì sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
- Theo Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa đó lại dùng để sản xuất hàng xuất khẩu và đã được xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
Những loại hàng hóa nào được hoàn thuế nhập khẩu?
Các trường hợp hoàn thuế NK có được áp dụng cho mọi loại hàng hóa không? Thực tế, không phải hàng hóa nào cũng được áp dụng chính sách hoàn trả thuế xuất nhập. Những mặt hàng cụ thể được quy định theo pháp luật hiện nay gồm:
- Nguyên liệu và vật tư gồm cả vật tư dùng làm bao bì đóng gói khi xuất khẩu.
- Linh kiện, bán thành phẩm được nhập khẩu trực tiếp. Các mặt hàng có thể dùng để cấu thành sản phẩm hoặc được dùng trực tiếp để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, những hàng hóa này không được dùng trực tiếp để chuyển thành hàng xuất khẩu.
- Sản phẩm hoàn chỉnh được nhập khẩu để lắp ráp hoặc gắn vào hàng xuất khẩu. Chúng có thể đóng chung với những sản phẩm để trở thành hàng đồng bộ với mặt hàng xuất khẩu.
- Linh kiện và phụ tùng nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động bảo hành sản phẩm xuất khẩu.
Điều kiện và hồ sơ để hoàn thuế nhập khẩu
Thủ tục xin hoàn thuế nhập khẩu được quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC. Dưới đây là chi tiết về điều kiện, các giấy tờ và cách tính tiền thuế được hoàn trả.
Điều kiện hoàn thuế nhập khẩu:
Những điều kiện cụ thể để doanh nghiệp hoặc người nộp được hoàn trả thuế trong quá trình nhập khẩu hàng hóa:
- Đơn vị được hoàn thuế phải có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu đặt trong lãnh thổ Việt Nam. Đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng thiết bị, máy móc tại cơ sở sản xuất. Đồng thời, những công cụ lao động phải phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Trị giá hoặc lượng hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế là giá trị hoặc lượng hàng thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong thực tế.
- Các mặt hàng xuất khẩu đã được làm thủ tục hải quan theo hình thức sản xuất xuất khẩu.
- Tổ chức hay cá nhân đã trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa và xuất khẩu sản phẩm.
Hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu
Khi có yêu cầu hoàn thuế, doanh nghiệp, cá nhân phải nộp hồ sơ đầy đủ. Những giấy tờ cần có trong hồ sơ được quy định tại khoản 63 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và khoản 5 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, gồm:
- Công văn yêu cầu hoàn thuế nhập khẩu hàng theo Mẫu số 09, Phụ lục VII được ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính.
- Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu khi tổ chức, cá nhân đã thanh toán: 01 bản sao có công chứng của cơ quan.
- Hợp đồng xuất nhập và hóa đơn theo hợp đồng đối với trường hợp mua bán hàng hóa. Hợp đồng uy thác xuất nhập nếu hình thức xuất nhập là ủy thác. Yêu cầu giấy tờ là 1 bản sao chép có công chứng của cơ quan. Người nộp thuế thực hiện kê khai trên tờ hải quan hàng xuất khẩu những thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng.
- Báo cáo tính thuế hàng nhập khẩu. Bản báo cáo được làm theo mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Số tiền được tính phải tương ứng với lượng hàng thực tế được sử dụng để sản xuất hàng đã xuất khẩu thực tế.
- Hợp đồng gia công đã ký với khách hàng nước ngoài. Giấy tờ này được cung cấp trong trường hợp hàng nhập khẩu để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm đó để gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài. Loại giấy tờ yêu cầu là 1 bảo sao chép có công chứng của cơ quan.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp có xưởng sản xuất tại lãnh thổ Việt Nam và quyền sở hữu, sử dụng công cụ lao động như trong phần điều kiện. Loại giấy tờ yêu cầu là 1 bản sao có công chứng của cơ quan.
Cách tính tiền thuế nhập khẩu được hoàn
Nguyên liệu, vật liệu và linh kiện nhập khẩu để sản xuất có thể tạo ra hai hay nhiều loại sản phẩm khác nhau. Sau đó, chỉ có một loại sản phẩm được xuất khẩu thì doanh nghiệp được trả lại thuế nhập khẩu tương ứng với lượng sản phẩm đã xuất khẩu tính trên tổng giá trị các sản phẩm thu được.
Tổng giá trị sản phẩm thu được được tính bằng tổng sản phẩm xuất khẩu cộng và tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ trong nội địa. Trị giá sản phẩm xuất khẩu sẽ không bao gồm trị giá nguyên liệu, vật tư và linh kiện được mua trong nước để tạo thành sản phẩm xuất khẩu.
Số tiền thuế được hoàn tính theo công thức sau:
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn = (Trị giá sản phẩm xuất khẩu)/ (Tổng giá trị sản phẩm thu được) * Tổng số tiền thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu.
Trị giá sản phẩm xuất khẩu = (số lượng sản phẩm xuất khẩu thực tế) * (trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu).
Hoàn thuế nhập khẩu đối với các trường hợp đặc biệt
Bên cạnh hoàn thuế do sản phẩm được xuất khẩu, một số doanh nghiệp còn được hoàn thuế trong một số trường hợp khác. Các trường hợp trả lại thuế nhập khẩu đặc biệt này gồm:
Trong trường hợp bị nhầm lẫn trong kê khai tính thuế
Căn cứ theo Luật số 107/2016/QH13, trường hợp nhầm lẫn trong kê khai tính thuế thì được trả lại tiền thuế nộp thừa trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đến ngày phát hiện nhầm lẫn. Ngày phát hiện nhầm lẫn được tính là ngày ký văn bản xác nhận có sự nhầm lẫn giữa cơ quan hải quan và người nộp thuế.
Đối với các mặt hàng tái xuất trở lại
Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CP, hoàn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng tái xuất trở lại gồm:
- Hàng nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài gồm: Xuất khẩu trả lại chủ hàng; Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu ra nước ngoài; Xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan để tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
- Hàng hóa nhập khẩu do cá nhân hay tổ chức gửi từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính hay chuyển phát nhanh quốc tế. Hàng đã được đóng thuế nhưng không giao được cho người nhận và phải tái xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó được bán cho phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến vận chuyển quốc tế qua cảng VIệt Nam hoặc các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến vận chuyển quốc tế theo quy định.
- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhưng còn lưu kho bãi tại cửa khẩu và đang được giám sát bởi cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.
Đối với các nguyên vật liệu xuất khẩu ra nước ngoài
Trường hợp hoàn lại thuế đối với nguyên liệu vật tư xuất khẩu ra nước ngoài như sau:
- Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 19 Luật số 107/2016/QH13, người nộp thuế được trả lại đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã dùng để sản xuất hàng xuất khẩu và đã xuất ra nước ngoài. Theo điểm c khoản 3 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, những hàng hóa xuất khẩu này phải được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu.
- Theo điểm c khoản 1 Điều 19 Luật số 107/2016/QH13, người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa phải tái xuất.
Bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin về hoàn thuế nhập khẩu là gì? Các trường hợp, điều kiện và hồ sơ thực hiện, những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn và doanh nghiệp hiểu hơn về hoạt động hoàn thuế. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị xuất nhập khẩu đáng tin cậy và uy tín, hãy lựa chọn Xuân Trường Global. Chúng tôi chuyên về việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam và Nhập hàng Trung Quốc chính ngạch, cam kết đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường xuất nhập khẩu.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL
- Địa chỉ: 467 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline:0981.330.303 – 0929.3333.04
- Website: xuantruongglobal.vn
Bài viết liên quan