Giải Phóng Hàng Hóa Là Gì? Những Điểm Cần Lưu Ý

Giải phóng hàng là gì?

Trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, việc giải phóng hàng được coi là một trong những bước vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo đưa hàng hóa về kho của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Trong bài viết hôm nay, Xuân Trường Global sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến giải phóng hàng hóa là gì?  Để bạn có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Tìm hiểu giải phóng hàng là gì?
Tìm hiểu giải phóng hàng là gì?

1. Giải phóng hàng hóa là gì

Theo điều 36 Luật hải quan 2014, giải phóng hàng hóa là việc cơ quan hải quan cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

  • Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp,
  • Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.

2. Các trường hợp được giải phóng hàng hóa

Các trường hợp được giải phóng hàng hóa theo Điều 1, Nghị định 59/2018/NĐ-CP,  Khoản 1 Điều 32 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Khoản 2 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, bao gồm:

  • Phân tích, phân loại, giám định để xác định mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, khối lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan,
  • Hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính. Trường hợp này sẽ giải phóng hàng theo trị giá doanh nghiệp tạm tính.
  • Cơ quan hải quan nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, người khai hải quan đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thực hiện giải phóng hàng trên cơ sở số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan và thực hiện tham vấn trị giá. Thời hạn thực hiện tham vấn tối đa là 05 ngày làm việc,
  • Người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được giải phóng hàng hóa nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.

3. Các quy định về thực hiện việc giải phóng hàng

3.1 Giải phóng hàng hóa chờ xác định trị giá hải quan

Với trường hợp hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu chưa có trị giá chính thức ở thời điểm đăng ký tờ khai và người khai hải quan yêu cầu tham vấn. Dưới đây là trách nhiệm của các bên liên quan:

*Trách nhiệm của người khai hải quan:

  • Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn chi tiết ở phụ lục II kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác”.
  • Nộp thuế hoặc tổ chức bảo lãnh với tiền thuế do người khai hải quan tự kê khai.
  • Làm các thủ tục có liên quan đến xác định giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, khi chưa có giá chính thức ở thời điểm đăng ký tờ khai hoặc tham vấn theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.
  • Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng, tiến hành khai báo về trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc ở trên tờ khai bổ sung sau thông quan, bên cạnh đó cần xác định số tiền thuế chính thức phải nộp và phải nộp đủ thuế để tiến hành thông quan hàng theo quy định.

*Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

  • Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định giải phóng hàng
  • Tiến hành các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu chưa có giá chính thức ở thời điểm đăng ký tờ khai hoặc tổ chức tham vấn theo quy định Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Với trường hợp ở thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định được trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu:

*Trách nhiệm của người khai hải quan:

  • Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai ở phụ lục II kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC (khai rõ trường hợp giải phóng hàng)
  • Tiến hành kê khai, tính thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
  • Nếu không chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định, ghi rõ “đề nghị giải phóng hàng” tại ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan với trường hợp khai trên tờ khai giấy; tiến hành nộp thuế hoặc bảo lãnh với số tiền thuế theo trị giá cơ quan hải quan xác định để giải phóng hàng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo quy định với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan thủ công, xác định số thuế chính thức phải nộp, nộp đủ thuế để thông quan hàng.
  • Nếu chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định thì tiến hành khai trị giá hải quan trên tờ khai, nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế phải nộp để cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng theo quy định.

*Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

  • Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ dựa vào cơ sở dữ liệu trị giá, nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan để xác định trị giá, thông báo cho người khai để làm cơ sở tính thuế, quyết định giải phóng hàng hoặc thông quan theo quy định.
  • Quá thời gian 30 ngày tính từ ngày giải phóng hàng, nếu người khai hải quan không tiến hành khai báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thông quan hàng theo quy định dựa vào cơ sở người khai hải quan nộp đủ số tiền thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định theo quy định.

3.2 Giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa

*Trách nhiệm của người khai hải quan

  • Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng hóa  trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai ở phụ lục II kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. Nếu khai trên tờ khai giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” 
  • Tiến hành nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính.
  • Tiến hành khai bổ sung theo quy định.

* Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

  • Kiểm tra điều kiện giải phóng hàng hóa, phản hồi cho người khai hải quan.
  • Dựa vào kết quả giám định, phân loại, Chi cục Hải quan tại nơi đăng ký tờ khai thông báo cho người khai hải quan để khai bổ sung (nếu có).
  • Trường hợp phải khai bổ sung mà người khai hải quan không tiến hành khai bổ sung thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định
  • Chi cục trưởng Chi cục Hải quan dựa vào đề nghị của người khai hải quan, hồ sơ hải quan để quyết định việc giải phóng hàng hóa.

Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam

Hy vọng những thông tin bài viết đã giúp bạn hiểu được các nội dung liên quan đến Giải phóng hàng, qua đó sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa.

Xuân Trường Global - Vận chuyển hàng Trung Quốc
Xuân Trường Global – Vận chuyển hàng Trung Quốc

Xuân Trường Global đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhập hàng Trung Quốc chính ngạch về Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng Trung Quốc, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL