Điều Kiện CIP Là Gì? Các Điều Kiện CIP Incoterms 2020

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa chắc hẳn mọi người đã từng nghe tới thuật ngữ CIP, đây được biết đến là điều kiện Incoterms 2020 được áp dụng trong khi giao nhận hàng. Nhưng với những người mới tìm hiểu có lẽ vẫn chưa hiểu điều kiện CIP là gì? Điều kiện CIP trong incoterm 2020 như thế nào? Vậy thì nội dung bài viết ngay sau đây Xuân Trường Global sẽ giải đáp giúp mọi người nhé!

Điều kiện CIP là gì? 

 

Điều kiện CIP là gì?
Điều kiện CIP là gì?

CIP là từ viết tắt của Carriage and Insurance Paid To, có nghĩa là Cước phí và Bảo hiểm trả tới. CPI là một trong các điều kiện của bộ quy tắc thương mại quốc tế (Incoterms) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành. Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải.

Nội dung điều kiện CIP Incoterms 2020

Cách thể hiện điều kiện CIP trong hợp đồng ngoại thương: CIP [Nơi đến quy định] Incoterms 2020

Nội dung điều kiện CIP Incoterms 2020
Nội dung điều kiện CIP Incoterms 2020

Về phương thức vận tải

Điều kiện CIP được áp dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể áp dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (CIP – Carriage and Insurance Paid To)

Điều kiện CIP quy định rằng hàng hóa và rủi ro sẽ được chuyển giao sang người mua khi người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại địa điểm thỏa thuận. Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng và chịu chi phí vận chuyển để đưa hàng hóa đến địa điểm chỉ định. Ngoài ra, người bán cũng có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Theo điều kiện CIP, người bán sẽ kết thúc nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển (không phải giao hàng đến điểm đích).

Điều kiện CIP có hai điểm tới hạn bởi vì rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao tại hai địa điểm khác nhau.

Vì vậy, các bên nên quy định rõ ràng, chi tiết về địa điểm giao hàng chỉ định mà người bán phải chở hàng đến trong hợp đồng. Tại điểm đó rủi ro cũng sẽ được chuyển giao cho người mua.

Trong trường hợp có nhiều bên chuyên chở hàng hóa, nhưng các bên không có địa điểm giao hàng cụ thể thì rủi ro được chuyển giao từ người mua sang người bán khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên tại địa điểm do người bán lựa chọn và khi qua địa điểm đó người mua không còn quyền kiểm soát. Nếu các bên muốn rủi ro được chuyển giao tại một thời điểm muộn hơn (ví dụ như tại sân bay hoặc tại cảng biển), thì phải được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán.

Các bên nên quy định rõ ràng địa điểm tại nơi đến chỉ định, bởi vì các chi phí đến điểm đó đều do người bán chịu. Ngoài chi phí vận chuyển, người bán còn phải trả thêm các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm đến quy định theo hợp đồng vận tải. Khi đó người bán sẽ không có quyền yêu cầu người mua hoàn trả những chi phí đó trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác giữa hai bên.

Bảo hiểm hàng hóa

Người bán có trách nhiệm ký hết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển hàng đến địa điểm giao hàng chỉ định. Tuy nhiên, nếu nước nhập khẩu yêu cầu bảo hiểm phải được mua nội địa thì nó sẽ gây khó khăn cho người bán. Vậy nên, nếu gặp tình huống này các bên nên cân nhắc sử dụng điều kiện CPT và người mua tự mua bảo hiểm hàng hóa.

Lưu ý: Người mua nên nắm thông tin rằng theo điều kiện Incoterms 2020 thì người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm loại A (mức bảo hiểm cao nhất) hoặc tương đương loại A thay vì bảo hiểm loại C (mức bảo hiểm tối thiểu) theo Incoterms 2010. Tuy nhiên, các bên có thể đàm phán để hạ thấp mức bảo hiểm xuống và ghi rõ thành điều khoản của hợp đồng.

Chi phí dỡ hàng tại đích đến

Người bán chi trả chi phí dỡ hàng tại cảng đích nếu trong hợp đồng người bán đã ký kết có bao gồm chi phí này. Trừ khi các bên đã có thỏa thuận trước về việc người mua sẽ hoàn trả chi phí này cho người bán.

Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

Theo điều kiện CIP, người bán có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu hàng hóa nếu cần thiết. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu hay thông quan quá cảnh hàng hóa tại nước thứ ba, không trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu.

Nghĩa vụ giữa các bên theo CIP Incoterms 2020
Nghĩa vụ giữa các bên theo CIP Incoterms 2020

 

 

Điều kiện CIP Incoterms quy định rõ ràng về chi phí, nghĩa vụ của bên bán và bên mua như sau:

Nghĩa vụ của người bán

  • Giao hàng theo đúng hợp đồng thương mại đã ký kết với bên mua;
  • Chịu mọi tổn thất và rủi ro trước khi hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên;
  • Thông báo cho bên mua về việc hàng hóa đã được chuẩn bị xong trước khi giao cho bên vận tải đầu tiên và khi hàng đến cảng đích;
  • Có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa và trả cước phí cho bên vận tải đầu tiên đến địa điểm giao hàng quy định;
  • Ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển và chi trả toàn bộ chi phí bảo hiểm;
  • Chịu mọi chi phí về chứng từ liên quan đến thông quan xuất khẩu;
  • Cung cấp cho người mua vận đơn, các chứng từ, đơn bảo hiểm hay các tài liệu liên quan đến việc mua bảo hiểm.

 Nghĩa vụ của người mua

  • Thanh toán đầy đủ tiền hàng và các chi phí liên quan cho người bán theo hợp đồng đã quy định;
  • Nhận hàng hóa tại địa điểm đã thỏa thuận với người bán;
  • Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí khi hàng hóa được giao cho bên vận đơn bởi người bán;
  • Chịu trách nhiệm thông quan cho hàng hóa tại nước nhập khẩu;
  • Mọi rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua sau khi hàng được xếp lên phương tiện vận chuyển chính như: máy bay, tàu, tàu hỏa;

 Cách tính giá CIP?

Công thức được sử dụng để tính giá hàng hóa theo điều kiện CIP
Công thức được sử dụng để tính giá hàng hóa theo điều kiện CIP

Dưới đây là công thức được sử dụng để tính giá hàng hóa theo điều kiện CIP:

Giá CIP = Giá CIF + Cước phí vận chuyển + Phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến điểm nhận hàng chỉ định bởi người bán;

Hoặc, Giá CIP = Giá CPT + Phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến điểm nhận hàng chỉ định bởi người bán

Xuân Trường Global công ty xuất nhập khẩu Trung Việt chuyên nghiệp
Xuân Trường Global công ty xuất nhập khẩu Trung Việt chuyên nghiệp

 

Qua bài viết đã chia sẻ những thông tin chi tiết về CIP là gì trong xuất nhập khẩu và cách áp dụng điều kiện này vào trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các nước khác nhau trên thế giới. Nếu bạn đang có kế hoạch vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam hoặc order hàng Trung Quốc, hãy liên hệ ngay Xuân Trường Global công ty xuất nhập khẩu Trung Việt chuyên nghiệp. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sở hữu sự giàu kinh nghiệm, cam kết hỗ trợ khách hàng mọi khía cạnh, từ quá trình đặt hàng đến quản lý tài liệu và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển. Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ  xin vui lòng liên hệ đến Xuân Trường Global qua thông tin sau:

CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL