Các Thuật Ngữ Logistics Hay Được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay

Xuất nhập khẩu hay logistics hiện nay đang là nhóm ngành kinh doanh hot trên thị trường. Chính vì vậy mà các vấn đề và tin tức liên quan đến Logistics đều nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Nếu bạn muốn có được thành công trong lĩnh vực này thì việc nắm rõ các thuật ngữ Logistics là một phần vô cùng quan trọng. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Xuân Trường Global đi tìm hiểu tất tần tật khái niệm của các thuật ngữ logisticst hay được sử dụng phố biến hiện nay nhé!

Thuật ngữ Logistics là gì?

Thuật ngữ Logistics là gì? Logistics là một thuật ngữ dùng để mô tả quy trình quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích một cách hiệu quả và nhanh chóng. Mục tiêu của Logistics là tối ưu hóa quy trình để giảm thiểu chi phí, tăng cường hiệu suất và cải thiện dịch vụ cho khách hàng.

Các thuật ngữ logistics
Các thuật ngữ logistics

Các hoạt động Logistics bao gồm: vận chuyển, kho bãi, quản lý hàng tồn kho, đặt hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác như bảo dưỡng, đóng gói, xử lý đơn hàng. Chính vì nó rộng và bao gồm quá nhiều lĩnh vực nên hiện nay xuất hiện rất nhiều thuật ngữ Logistics mới để giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng định nghĩa và quản lý chuỗi cung ứng của mình.

Vì sao nên hiểu rõ các thuật ngữ trong Logistics?

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, việc hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ trong Logistics giúp ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các cá nhân/doanh nghiệp. Không chỉ tăng cường sự chuyên nghiệp mà còn có thể tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là một số lý do cụ thể dành cho bạn tham khảo.

  • Gia tăng hiệu suất công việc:Hiểu rõ các thuật ngữ Logistics giúp cải thiện hiệu suất làm việc bằng cách tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của khách hàng.
  • Giảm thiểu rủi ro:Nắm rõ từng khái niệm của các thuật ngữ trong ngành Logistics giúp tránh được hiểu lầm và sự nhầm lẫn trong giao tiếp, giảm thiểu rủi ro về lỗi hệ thống cùng với sự mất mát hàng hóa.
  • Tăng cường sự phối hợp:Các thuật ngữ trong Logistics giúp tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức và giữa doanh nghiệp với đối tác.
  • Quản lý chi phí:Am hiểu sâu sắc những thuật ngữ trong Logistics còn giúp các nhà quản lý có hoạch định rõ ràng về chi phí mua bán, vận chuyển,… Đồng thời hiểu rõ các phương pháp để tối ưu hóa nguồn lực.
Vì sao nên hiểu rõ các thuật ngữ Logistics
Vì sao nên hiểu rõ các thuật ngữ Logistics

Tóm lại, hiểu rõ các thuật ngữ dùng trong Logistics không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động của tổ chức mà còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra lợi ích kinh doanh lớn.

Tổng hợp 20+ thuật ngữ Logistics mà cá nhân, doanh nghiệp nên nắm rõ

Trong lĩnh vực Logistics, việc nắm rõ các thuật ngữ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và giao dịch giữa các bên. Dưới đây là một số thuật ngữ trong Logistics được sử dụng phổ biến mà bạn không nên bỏ qua.

Tổng hợp 20+ thuật ngữ Logistics mà cá nhân, doanh nghiệp nên nắm rõ
Tổng hợp 20+ thuật ngữ Logistics mà cá nhân, doanh nghiệp nên nắm rõ

ABC – Activity-based costing

Là một loại thuật ngữ Logistics chỉ phương pháp tính toán chi phí dựa trên các hoạt động cụ thể trong quá trình sản xuất hoặc vận chuyển hàng hóa.

AMS – Automated Manifest System

Đây là một dạng thuật ngữ trong Logistics được sử dụng để mô tả hệ thống tự động hóa cho việc xác định, kiểm soát và theo dõi thông tin của các tải hàng được nhập hoặc xuất cảnh.

BO – Booking Confirmation

Booking Confirmation hay BO là một loại thuật ngữ dùng nhằm mục đích xác nhận việc đặt chỗ cho hàng hóa hoặc dịch vụ vận chuyển sau khi đã thực hiện quá trình đặt hàng.

BAF – Bunker Adjustment Factor

BAF – Bunker Adjustment Factor là yếu tố điều chỉnh giá thành vận chuyển hàng hóa dựa trên biến động của giá nhiên liệu (bunker).

CRD – Cargo Ready Date

Ngày hàng hóa được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vận chuyển sẽ được viết tắt là CRD

CMA – Cargo Declaration Amendment Fee

CMA – Cargo Declaration Amendment Fee là phí điều chỉnh thông tin khai báo hàng hóa sau khi đã hoàn thành thủ tục khai báo ban đầu.

CFS – Container Freight Station Fee

Phí CFS là dạng thuật ngữ Logistics thể hiển phí sử dụng trạm vận chuyển hàng container.

CIC – Container Imbalance Charge

Đây là phí cân bằng container để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng về số lượng container giữa các cảng.

CIF (Cost, Insurance, Freight)

CIF (Cost, Insurance, Freight) là định dạng hợp đồng giao nhận hàng hóa trong đó người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng đích được chỉ định, bao gồm cả chi phí, bảo hiểm và cước phí.

COD – Change of Destination

COD – Change of Destination là thuật ngữ Logistics chỉ sự thay đổi điểm đích của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

CO (Certificate of original)

CO (Certificate of original) là một loại thuật ngữ để nói đến chứng chỉ xuất xứ của hàng hóa.

CQ (Certificate of Quality)

CQ (Certificate of Quality) được sử dụng để nhắc đến các chứng chỉ liên quan đến chất lượng của hàng hóa.

D/O (Delivery Order fee)

D/O (Delivery Order fee) được sử dụng trong XNK để chỉ loại phí vận chuyển hàng hóa từ kho bãi đến điểm đích cuối cùng.

LCL – Less than container load

LCL – Less than container load là số lượng hàng hóa không đủ để làm đầy một container, do đó phải gộp với đơn hàng của người khác để đủ điều kiện vận chuyển đến điểm đích.

FCL – Full Container Load

FCL – Full Container Load là một lượng hàng hóa đủ để lấp đầy một container và được vận chuyển riêng lẻ.

HBL – House Bill

House Bill hay vận đơn hàng lẻ là một loại thuật ngữ Logistics mô tả biên lai cho việc vận chuyển hàng hóa từ cửa hàng xuất phát đến điểm đích.

FOB (Free on Board – Freight on Board)

FOB (Free on Board – Freight on Board) là định dạng hợp đồng giao nhận hàng hóa trong đó người bán chịu trách nhiệm với hàng hóa cho đến khi chúng được tải lên tàu tại cảng xuất phát.

MSDS – Material Safety Data Sheet

MSDS – Material Safety Data Sheet là thuật ngữ dùng để chỉ mẫu tài liệu cung cấp thông tin về tính chất an toàn của vật liệu hóa học.

PL – Packing list

PL là tổng hợp danh sách chi tiết các mặt hàng được đóng gói trong một lô hàng mà các bạn cần xuất – nhập khẩu

Quota

Quota là thuật ngữ trong ngành Logistics chỉ hạn mức hoặc giới hạn về lượng hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.

Một số thuật ngữ phổ biến khác mà cá nhân, doanh nghiệp cần phải biết
Một số thuật ngữ phổ biến khác mà cá nhân, doanh nghiệp cần phải biết

Bên cạnh đó, vẫn còn một số thuật ngữ phổ biến khác mà cá nhân, doanh nghiệp cần phải biết, cụ thể.

Một số thuật ngữ về Logistics Khái niệm
All-in rate Cước phí toàn bộ
B/L (Bill of Lading) Vận đơn đường biển
CY (Container Yard) Bãi container
Bulk Cargo Hàng rời
CCL (Container Cleaning Fee) Phí vệ sinh thùng container
Customs Declaration Tờ khai báo hải quan
Delivery Order Lệnh giao hàng
DDC (Destination Delivery Charge) Phụ phí giao hàng tại cảng đến
Detention (DET) Phí lưu thùng container tại kho riêng
Dangerous Goods (DG) Thuật ngữ chỉ hàng nguy hiểm
EBS (Emergency Bunker Surcharge) Phụ phí xăng dầu, nhiên liệu
Freight collect Cước phí trả sau
FTL (Full Truck Load) Hàng giao nguyên kiện, nguyên xe
Lift on-Lift off (Lo-Lo) Phí nâng hạ

Trên đây là toàn bộ những thuật ngữ Logistics mà Xuân Trường Global đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu toàn diện tại Xuân Trường khi có nhu cầu nhập hàng Trung Quốc chính ngạch hoặc vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam. Chúng tôi cam kết hỗ trợ mọi thủ tục hải quan để đảm bảo hàng hoá của bạn luôn an toàn và nhanh chóng. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CP QUỐC TẾ XUÂN TRƯỜNG GLOBAL